Dân Việt

Kỳ 1: Hành trình chiếc chảo cổ bị cho là hàng "fake" giá 6 triệu đồng, sau 7 năm được rao bán 0,6 tấn vàng

S.S 14/02/2021 09:00 GMT+7
Một báu vật lớn đi vào huyền thoại, bị "ghẻ lạnh" và phải mất 7 năm sau, nó mới tìm lại được giá trị thực của mình.

Ở Trung Quốc, những người không ở trong giới sưu tập đồ cổ luôn có những "định kiến" ngược chiều. Họ luôn cho rằng những cổ vật văn hóa chỉ là những "đồ vật chết" và không có giá trị thiết thực. Họ luôn thắc mắc tại sao những người giàu có lại chi số tiền lớn như vậy cho những "đồ vật chết"? Họ không hề biết rằng hẳn phải có một câu chuyện đáng giá bên trong nó. Trên thực tế, đối với những người có khả năng mua cổ vật văn hóa với giá cao ngất trời thì tiền chỉ đứng thứ hai, còn giá trị văn hóa đằng sau món đồ mới là quan trọng nhất. Suy cho cùng, ngoài miếng ăn, giấc ngủ, con người còn cần theo đuổi và thưởng thức nghệ thuật.

Cùng lúc đó, những người trong giới sưu tầm đồ cổ cũng có một kiểu tư duy "rập khuôn", giống như các chuyên gia "dày dặn kinh nghiệm", vốn luôn "coi thường" những cổ vật văn hóa lưu truyền trong dân gian. Họ cho rằng những các món đồ trong dân gian về cơ bản đều là đồ nhái, chẳng thể có cơ hội có chỗ đứng trong những cuộc đấu giá. Và thái độ này cũng đã tạo ra rất nhiều câu chuyện thú vị về chuyện bỏ sót huyền thoại.

Vào năm 2010, một công ty đấu giá hàng tạp chủng ở Bờ Tây Hoa Kỳ đang tổ chức một buổi giải quyết những món "di sản nhỏ". Các nhân viên ở đây đem bán những món đồ mà họ cho là không có giá trị. Trong số đó có một món đồ đồng Trung Quốc không rõ công dụng nên giá khởi điểm khi đó chỉ 300 đô la Mỹ, nhưng không có ai đấu giá nên bị "ghẻ lạnh".

Kỳ 1: Hành trình chiếc chảo cổ bị cho là hàng "fake" giá 6 triệu đồng, sau 7 năm được rao bán 0,6 tấn vàng - Ảnh 1.

Lúc đó, có một anh chàng người Hoa đang du lịch ở Mỹ, họ Đỗ, với công việc thường xuyên là tìm kiếm các di vật văn hóa bị thất lạc từ Trung Quốc ở Anh, Mỹ, Nhật và các nước khác. Anh Đỗ nghe tin về buổi đấu giá nên vội vàng tìm đến và thành công mua được món đồ với giá khởi điểm 300 USD. Sau khi nhận được món đồ, anh Đỗ cảm giác giống như mình đang nắm giữ một báu vật lớn, nhưng sau khi hỏi khắp bạn bè trong giới thì họ lại cho rằng đó là đồ nhái.

Sau đó, món đồ bằng đồng này xuất hiện ở khu buôn đồ cổ Trình Điền (Chengtian) ở Bắc Kinh. Anh Đỗ giao cho một lái buôn ở đây bán món đồ này cho mình với mức giá 120.000 nhân dân tệ (~ 20.000 USD). Sau đó, một doanh nhân người Chiết Giang đã mua nó. Anh này cũng đã tìm tới rất nhiều chuyên gia để thẩm định món đồ, và họ đều cho rằng đó là đồ giả thời nhà Tống, giá trị nhiều nhất chỉ khoảng bốn năm mươi nghìn tệ, nên doanh nhân này đã đem trả lại món đồ.

Anh Đỗ đành bất lực, tiếp tục tìm mấy chuyên gia cao cấp về di tích văn hóa, nhưng kết quả đều giống nhau: "Đồ giả thời nhà Tống, giá trị không cao". Tại sao các chuyên gia trong nước và rất nhiều người trong giới lại cho rằng đó là hàng nhái? Nguyên nhân khá bất ngời bởi trên thực tế, lai lịch của món đồ đồng này đặc biệt lớn đến mức ai cũng nghĩ rằng nó không thể xuất hiện trong tay của một thanh niên trẻ Trung Quốc, nguồn gốc của nó có từ thời nhà Tống.

Kỳ 1: Hành trình chiếc chảo cổ bị cho là hàng "fake" giá 6 triệu đồng, sau 7 năm được rao bán 0,6 tấn vàng - Ảnh 2.

Món đồ bằng đồng này được khai quật vào thời Nam Tống và được lưu giữ trong cung điện. Trong cuốn "Đánh giá về đồ cổ nội phủ Thiệu Hưng" của Trương Luân có phần giới thiệu chi tiết về nó. Bản khắc dài 133 ký tự trên đồ đồng có hình dáng như chiếc chảo này ghi lại năm thứ 5 của Chu Tuyên Vương, tộc người Hiểm Doãn ở phương Bắc tới quấy nhiếu Trung Nguyên. Chu Tuyên Vương sai Doãn Cát Phủ đem quân đi đánh. Doãn Cát Phủ đánh thánh trở về, được vua Chu ban thưởng rất nhiều lễ vật, sau đó phụng mệnh tới Thành Chu (Lạc Dương) nắm chính quyền, điều hành mọi việc vô cùng quy củ.

Vì Doãn Cát Phủ thuộc họ Hề, hiệu Giáp, nên món đồ đồng này còn được gọi là "Hề Giáp bàn" (chiếc khay Hề Giáp), được đúc để tưởng nhớ Doãn Cát Phủ thời Tây Chu, và được khai quật vào thời Nam Tống. Sau khi nhà Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt, Hề Giáp bàn đã bị lưu lạc trong dân gian và luôn bị nhầm tưởng là một cái chảo làm bánh xèo.

Mời các bạn đón xem: Kỳ 2: Huyền thoại chiếc chảo "bảo vật quý hiếm" luôn bị nhầm tưởng là cái chảo làm bánh xèo.