Theo đó, CBP đã hủy bỏ Quyết định đã ban hành trước đó vào ngày 13/10/2020 về việc áp thuế chống phá giá với tôm Ấn Độ lên sản phẩm tôm xuất khẩu từ Minh Phú vào Hoa Kỳ.
Đồng thời, quyết định ngày 11/02/2021 cho phép Thủy sản Minh Phú tiếp tục được xuất khẩu tôm đông lạnh vào Hoa Kỳ mà không phải chịu thêm thuế chống phá giá áp dụng cho tôm Ấn Độ hay bất kỳ loại thuế chống phá giá nào khác.
Ngoài ra, Thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang và Chu Thị Bình cũng được hoàn lại các khoản thuế chống phá giá mà chúng tôi đã phải tạm nộp trước đó theo Quyết định ngày 13/10/2020.
Trước đó, tại kết luận ngày 13/10/2020, Cơ quan điều tra EAPA của CBP đã yêu cầu áp thuế chống phá giá với Tôm Ấn Độ với Minh Phú dựa trên nhận định rằng: hệ thống truy xuất của Minh Phú còn có một số lỗi nhỏ, Minh Phú chưa hợp tác đầy đủ vì chưa cung cấp được hồ sơ truy xuất chi tiết của từng loại nguyên liệu tôm tới từng chuyến hàng xuất khẩu với thông tin và tài liệu như Cơ quan này yêu cầu.
Ngay sau đó, lãnh đạo Thủy sản Minh Phú đã quyết định nộp đơn khiếu nại hành chính lên cơ quan cấp cao của CBP, yêu cầu xem xét lại kết luận nói trên, vì kết luận này đã bỏ qua bằng chứng quan trọng nhất là Minh Phú đã có hệ thống truy xuất riêng hiệu quả dù không theo đúng cách thức mà EAPA yêu cầu và không sử dụng tôm nguyên liệu Ấn Độ cho hàng xuất vào Hoa kỳ.
Trên cơ sở khiếu nại của Thủy sản Minh Phú, CBP đã phân tích kỹ lưỡng các bằng chứng và hồ sơ truy xuất nguồn gốc từ tôm nguyên liệu, qua các công đoạn sản xuất và xuất khẩu vào Hoa Kỳ mà Thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang và Chu Thị Bình đã cung cấp trong suốt Vụ điều tra EAPA từ tháng 10/2019.
CBP nhận định rằng, xét đến đặc thù của quá trình sản xuất – xuất khẩu tôm đông lạnh, Thủy sản Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang và Chu Thị Bình đã có hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả, cho phép tách riêng tôm nhập khẩu và tôm nguyên liệu trong nước cũng như truy xuất từ tôm nguyên liệu tới tôm đông lạnh thành phẩm theo từng thị trường, đã trung thực trong báo cáo và hợp tác với nỗ lực cao nhất trong suốt cuộc quá trình điều tra EAPA. Thủy sản Minh Phú chủ động tìm ra và báo cáo các sơ sót (ví dụ có 13 kg tôm Ấn độ đã lọt vào 1 container hàng xuất khẩu đi Hoa Kỳ). Thủy sản Minh Phú đã chứng minh được là Minh Phú không sử dụng tôm Ấn độ cho sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
"Do vậy, kết luận ngày 29/10/2020 yêu cầu áp thuế chống phá giá cho Tôm Ấn Độ với Thủy sản Minh Phú vì cho rằng Thủy sản Minh Phú chưa có hệ thống truy xuất hoàn hảo, theo cách thức và tiêu chuẩn do EAPA đặt ra, là không hợp lý và không dựa trên chứng cứ xác thực.
Trên cơ sở đó, CBP nhận định rằng Thủy sản Minh Phú không vi phạm các quy định của EAPA và quyết định hủy bỏ việc áp thuế chống phá giá áp dụng cho tôm Ấn độ đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Minh Phú", Tập đoàn Minh Phú nhấn mạnh.
Phản ứng tích cực ngay trong phiên giao dich đầu tiên của năm Tân Sửu 2021 sau tin vui từ Mỹ, cổ phiếu MPC của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tăng tới 2 con số.
Cụ thể, thị giá cổ phiếu MPC tăng 3.900 đồng/cp, tương ứng với mức tăng tới 13,93% lên chốt phiên giao dịch ngày 17/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu) tại 31.900 đồng/cp.
Bà Chu Thị Bình là cổ đông lớn nhất sở hữu 17,62% vốn (hơn 35 triệu cổ phiếu MPC). Với thị giá hiện tại, khối tài sản này của bà Chu Thị Bình lên tới 1.118 tỷ đồng, xếp thứ 85 trong danh sách người giàu chứng khoán Việt.
Ông Lê Văn Quang (chồng bà Chu Thị Bình) – Tổng giám đốc Minh Phú nắm giữ hơn 32 triệu cổ phiếu, tương đương 16,29% vốn điều lệ Minh Phú. Với khối tài sản trên sàn chứng khoán hiện vào khoảng 1.023 tỷ đồng. Ông Quang cũng đứng trong Top 100 trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, chỉ sau 1 phiên giao dịch đầu tiên của Tết Tân Sửu 2021, vợ chồng đại gia Lê Văn Quang và Chu Thị Bình đã bỏ túi 260 tỷ đồng từ khối tài sản chứng khoán này.
Theo giới thiệu, Thủy sản Minh Phú là tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới. Sản phẩm của Minh Phú hiện đang có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, với doanh thu trên 10.000 tỷ đồng mỗi năm.
Trong năm 2020, cả doanh thu và lãi ròng của công ty mẹ Tập đoàn Minh Phú của "vua tôm" Lê Văn Quang và Chu Thị Bình đều sụt giảm 2 chữ số, tuy nhiên mức lãi ròng bình quân "vua tôm" ghi nhận được vẫn đạt gần 1,5 tỷ đồng/ngày.
Tính đến cuối năm 2020, tập đoàn mẹ Minh Phú có tổng tài sản đạt gần 7.455 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.
Đáng chú ý, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm vừa qua, "vua tôm" đã phải đẩy mạnh hoạt động vay nợ tài chính. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đến cuối năm 2020 của doanh nghiệp đạt trên 1.727 tỷ đồng, tăng 85% so với đầu năm. Nếu tính cả các khoản đã tất toán trong năm, "vua tôm" đã huy động gần 7.800 tỷ đồng từ tiền vay trong năm. Tuy vậy, công ty cũng chi gần 7.000 tỷ đồng để trả nợ gốc và gần 50 tỷ đồng nợ lãi.