Được người dân trìu mến gọi là 'mbah' hoặc 'ông nội', người đàn ông 69 tuổi này đã làm việc không ngừng để phủ xanh những ngọn đồi ở trung tâm Java. Tại những ngọn đồi nơi đây từng xảy ra nhiều trận hỏa hoạn khiến sông hồ gần như cạn kiệt.
"Tôi tự nghĩ, nếu mình không trồng giống cây đa, khu vực này sẽ trở nên khô cằn", Sadiman, người thường xuyên đội chiếc mũ kiểm lâm đặc trưng của mình cùng áo sơ mi đi săn, nói.
"Theo kinh nghiệm của tôi, cây đa và cây si có thể trữ rất nhiều nước."
Bộ rễ dài, lan rộng của ít nhất 11.000 cây đa và cây si mà Sadiman trồng trên 250 ha (617 mẫu Anh) giúp giữ nước ngầm và chống xói mòn đất.
Nhờ nỗ lực của ông, những con suối đã hình thành ở nơi từng vô cùng cằn cỗi và khô hạn, nước được dẫn đến các gia đình và sử dụng trong việc tưới tiêu cho trang trại.
Tuy nhiên, vào thời gian đầu, rất ít người dân trong làng đánh giá cao công việc của ông.
Sadiman cho biết thêm: "Mọi người phản đối tôi vì đã mang hạt giống cây đa về làng, họ cảm thấy bất an khi tin rằng có linh hồn trong những cây này".
Cư dân làng Warto cho biết, một số người thậm chí còn cho rằng ông là một kẻ điên vì ông ấy đòi đổi cây non lấy những con dê mà họ nuôi.
"Trước đây mọi người nghĩ rằng ông ấy điên rồ, nhưng hãy nhìn vào kết quả bây giờ," người này nói thêm. "Sadiman giờ đã có đủ nước sạch để đáp ứng nhu cầu của người."
Sadiman cũng xây một vườn ươm các loại cây như đinh hương và mít.
Ông nói, hồi trước người dân chỉ có thể thu hoạch một vụ mỗi năm do thiếu mưa, nhưng giờ đây, nguồn nước dồi dào đảm bảo cho hai hoặc ba vụ.
"Tôi hy vọng người dân nơi đây sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, tôi mong muốn sẽ không còn hỏa hoạn tại những cánh rừng nữa"Sadiman nói thêm, với ánh mắt lấp lánh.