Tàu Voyager 1 của NASA đã được phóng vào không gian cách đây 44 năm và đang tiếp tục du hành cho tới hiện tại. Tàu thăm dò đã vượt ra khỏi rìa Hệ Mặt trời vào năm 2012 và không có dấu hiệu chậm lại. Với hành trình hiện tại nó đang cách Trái đất khoảng 23 tỷ km và đang tiếp tục tăng khoảng cách xa dần.
Mặc dù tín hiệu từ cỗ máy truyền đi với tốc độ ánh sáng, chúng vẫn mất hơn 21 giờ để đến Trái đất. Các nhà khoa học kiểm tra dữ liệu đã nhận thấy một tiếng ồn liên tục trong không gian sâu giữa các vì sao, nơi mà tàu Voyager 1 hiện đang cư trú. Stella Koch Ocker, một nghiên cứu sinh tiến sĩ thiên văn học tại Đại học Cornell, cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện ra tiếng ồn nhỏ và dai dẳng của khí giữa các vì sao. Âm thanh rất mờ nhạt và đơn điệu, bởi vì nó nằm trong một dải tần hẹp. "
Theo phân tích, tiếng ồn liên tục này được tạo ra bởi các làn sóng plasma từ các ngôi sao khác trong Vũ trụ. Hệ Mặt trời được bao quanh bởi một thứ gọi là heliopause. Đây là ranh giới trong đó gió Mặt trời có thể đẩy ngược gió plasma từ các ngôi sao xa xôi. Từ năm 2012, Voyager 1 đã không được bảo vệ trước những cơn gió plasma vì đã đi ra khỏi rìa Hệ Mặt trời.
Tác giả cấp cao James Cordes, Giáo sư Thiên văn học George Feldstein, cho biết: "Môi trường giữa các vì sao giống như một cơn mưa yên tĩnh, nhẹ nhàng. Trong trường hợp bùng nổ năng lượng Mặt trời, nó giống như phát hiện một tia sét bùng phát trong một cơn giông và sau đó nó trở lại thành một cơn mưa nhẹ." Các nhà nghiên cứu cho biết có nhiều hoạt động ở cấp độ thấp hơn trong không gian giữa các vì sao, đó là lý do tại sao nhóm nghiên cứu có thể phát hiện ra tiếng vo ve kỳ lạ.
Nhà khoa học nghiên cứu của Cornell, Shami Chatterjee cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ có cơ hội để đánh giá nó. Giờ đây, chúng ta biết rằng không cần một sự kiện tình cờ liên quan đến Mặt trời để đo plasma giữa các vì sao nữa. Bất kể Mặt trời đang hoạt động thế nào hoặc có vị trí ở đâu, Voyager vẫn gửi lại thông tin chi tiết.