Dân Việt

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ

Tiến Minh 23/05/2021 10:32 GMT+7
Vào đêm 15/2/1964, với một chiếc máy bay huấn luyện T-28, phi công Việt Nam đã mưu trí, sáng tạo bắn rơi chiếc C-123 của Mỹ bay nhiệm vụ thả biệt kích. Đây là chiến công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 1.

Buổi trưa ngày 16/9/1963, một máy bay T-28 sơn cờ hiệu Không quân Hoàng gia Lào, do phi công Bun Khăm lái đã bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Bạch Mai. Đây là chiếc máy bay của Không quân Lào bay biểu diễn nhân ngày sinh Nhà vua tại Viêng Chăn đã bay sang hàng phía Việt Nam. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 2.

Vào cuối năm 1963, ngụy quyền Sài Gòn thường cho máy bay thả biệt kích xuống khu vực rừng núi Tây Bắc (miền Bắc Việt Nam), vì vậy Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho lực lượng kỹ thuật tìm hiểu tính năng và khôi phục chiếc T-28 để có thể làm nhiệm vụ phục kích chặn đánh các máy bay thả biệt kích. Ảnh minh họa.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 3.

Công tác chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên được tiến hành khẩn trương, 2 phi công là Thượng úy Nguyễn Văn Ba và Trung úy Lê Tiến Phước, là giáo viên bay Yak-18 của Trường Hàng không, được giao nhiệm vụ nhanh chóng nắm vững kỹ thuật và bay trên chiếc T-28 (giai đoạn đầu có phi công Lào Bun Khăm hướng dẫn). Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 4.

Chiếc T-28 với 2 khẩu 12,7 mm (cơ số 200 viên đạn) được đưa vào biên chế chiến đấu với số hiệu 963. Nhưng sau thời gian huấn luyện, một số linh kiện và lốp của chiếc 963 hết hạn sử dụng, trong khi đó không có phụ tùng để thay thế. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 5.

Rất may là sau đó lại có một chiếc T-28 của Không quân Vương quốc Thái Lan (không biết do hết dầu hay bỏ chạy sang Việt Nam), phải hạ cánh và bỏ máy bay lại ở phía tây Quảng Bình. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 6.

Lực lượng kỹ thuật của Không quân Nhân dân Việt Nam sau khi được báo, đã nhanh chóng tiếp cận, tháo rời động cơ và 2 cánh, rồi chở chiếc T-28 này về sân bay Bạch Mai và lấy các linh kiện còn tốt lắp cho chiếc 963 để có thể đủ điều kiện chiến đấu. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 7.

Tháng 1/1964, sau khi kiểm tra kỹ toàn bộ công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa T-28 mang số hiệu 963 vào trực chiến. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 8.

Lần xuất kích đầu tiên, 963 không phát hiện được mục tiêu, những chuyến tiếp theo cũng không thành công (giai đoạn này Quân chủng chưa có radar dẫn đường, chỉ có radar cảnh giới). Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm, tổ bay và chỉ huy, dẫn đường đã sẵn sàng cho chuyến xuất kích tiếp theo. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 9.

Lúc 23 giờ 30 phút đêm 15/2/1964, khi radar vòng ngoài bắt được mục tiêu, Sở chỉ huy Quân chủng cho máy bay 963 vào cấp 1; kíp trực dẫn đường tại Sở chỉ huy gồm Trần Quang Kính, Đào Ngọc Ngư và sĩ quan trực tiêu đồ gần Lê Thành Chơn. Ảnh máy bay T-28 do Mỹ sản xuất. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 10.

Lúc 1 giờ 7 phút sáng ngày 16/2/1964, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Đêm 15 sáng ngày 16 tháng 2, mặc dù là tuần trăng mờ đầu tháng, nhưng trời rất tối, phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước phải hết sức tập trung quan sát. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 11.

Khi đến cự ly khoảng 500 m, phi công Nguyễn Văn Ba đã nhìn thấy chiếc vận tải 2 động cơ, anh ấn nút lên đạn và xin vào công kích. Ảnh minh hoạ: Trong ảnh là máy bay T-28 do Mỹ sản xuất.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 12.

Khi tiếp cận chiếc C-123 khoảng 200m, Nguyễn Văn Ba chiếm vị trí và ấn cò, bắn 2 loạt hết 163 viên đạn, đến loạt thứ 3 thì súng bị tắc; nhưng chiếc C-123 đã trúng đạn, phụt lửa, tròng trành rồi nghiêng về bên trái và rơi rất nhanh xuống khu vực gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy lệnh 963 về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Ảnh minh họa.

Không quân Việt Nam từng bắn hạ "ngựa thồ" C-123 bằng chính máy bay Mỹ - Ảnh 13.

Đây là trận không chiến đầu tiên và cũng là chiến thắng mở màn của Không quân Nhân dân Việt Nam, bắn cháy một chiếc C-123 của Không quân Mỹ. Chiến thắng bắn hạ chiếc máy bay vận tải C-123 đã mở đường cho những chiến công vang dội về sau của lực lượng Không quân Việt Nam. Ảnh: QĐND