Các chuyên gia đã từng cho rằng cá mập Megalodon đã phát triển có chiều dài tối đa là 60 feet (hay 18,2 mét). Tuy nhiên, sau khi một vài bằng chứng khác xuất hiện, giờ đây người ta cho rằng những con quái vật cổ đại dưới đáy sâu của đại dương có thể dài tới 65 feet (19,8 mét). Phát hiện mới được đưa ra khi một giáo sư đang hướng dẫn học sinh làm phương trình về kích thước của Megalodon dựa trên chiều dài răng của nó.
Victor Perez, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Bảo tàng lịch sử Florida, đã sử dụng răng 3D để tính toán kích thước của cá mập cổ đại. Tuy nhiên, các sinh viên đã tính kích thước của Megalodon nằm trong khoảng từ 40 đến 148 feet. Tiến sĩ Perez nói: "Tôi đã đi xung quanh kiểm tra, nhưng các bạn đã sử dụng phương trình sai? Bạn đã quên chuyển đổi đơn vị của mình. Tuy nhiên, rất nhanh chóng họ phát hiện ra rằng không phải học sinh mắc lỗi. Nguyên nhân là công thức ban đầu không chính xác. Các phương trình này đã được sử dụng từ năm 2002, và giờ Tiến sĩ Perez tuyên bố rằng chúng đã được chấp nhận một cách mù quáng mà không có kiểm chứng.
Hàm của Megalodon, giống như hầu hết các loài cá mập khác, được tạo thành từ sụn mềm và bị phân hủy ngay sau khi chết. Tuy nhiên, răng của loài Megalodon trung bình sẽ rụng hàng nghìn lần trong suốt cuộc đời của chúng. Để ước tính chính xác kích thước của một con cá mập bằng chiếc răng của nó, các nhà khoa học cần biết nó ở vị trí nào trong miệng.
Rất hiếm khi các nhà khoa học tìm thấy bộ hàm hoàn chỉnh của một con Megalodon, nhưng vào năm 2015, một nhà sưu tập hóa thạch đã tặng một bộ răng gần như đầy đủ cho Bảo tàng. Sau đó, ông và đại diện trường học Academy of the Holy Names ở Tampa, giáo viên Megan Higbee Hendrickson, đã hợp tác ghép bản sao 3D của răng vào các vị trí trong hàm. Răng càng xa mặt trước của hàm thì kích thước của nó càng lớn.
Teddy Badaut, một nhà cổ sinh vật học ở Pháp đề nghị đo chiều rộng của răng thay vì chiều cao của chúng để xác định kích thước của Megalodon. Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng chiều rộng của răng bị giới hạn bởi kích thước của hàm và tỷ lệ với chiều dài cơ thể của nó. Bằng cách đo chiều rộng của những chiếc răng được hiến tặng năm 2015, các chuyên gia thực sự có thể tổng hợp chiều rộng của những chiếc răng và dự đoán về chiều rộng của hàm. Tiến sĩ Perez bắt đầu làm việc với Ronny Maik Leder, tiến sĩ tại Bảo tàng Florida, để phát triển một bộ phương trình mới dựa trên chiều rộng của răng.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 11 bộ răng hóa thạch của nhiều loài cá mập khác nhau, bao gồm cả cá mập trắng lớn, họ hàng gần nhất vẫn còn sống của Megalodon. Giờ đây, khi một chiếc răng Megalodon hóa thạch đơn lẻ được tìm thấy, họ có thể so sánh chiều rộng để ước tính xem con cá mập cổ đại lớn như thế nào. Tiến sĩ Leder cho biết: "Tôi khá ngạc nhiên vì quả thực trước đây chưa ai nghĩ đến điều này. Mô hình này ổn định hơn nhiều so với các phương pháp trước đây. Sự hợp tác này là một ví dụ tuyệt vời." Tuy nhiên, Tiến sĩ Perez cho biết vẫn có sai số khi áp dụng phương thức này cho những con cá mập lớn nhất, vì không rõ hàm của Megalodon rộng đến mức nào.