Dân Việt

Gợi ý mâm cúng Tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm

Nguyên An 13/06/2021 08:29 GMT+7
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vùng miền, địa phương...

Những thứ không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ, người dân thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ để dâng lên tổ tiên. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Do đó lễ cúng Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. 

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 1.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm những lễ vật như sau:

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 2.

- Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu, nếp cẩm

- Các loại hoa quả như mận, vải, dưa hấu, xoài... 

- Xôi, chè

- Bánh tro

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 3.

Ngoài ra ở miền Trung hay miền Nam, mâm cỗ cúng mùng 5 tháng 5 còn có thêm món thịt vịt. Lý do là bởi thịt vịt có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, giải nhiệt cơ thể nên thường được chọn sử dụng vào ngày này. 

Bên cạnh đó, vào dịp 5/5, thịt vịt thường sẽ béo hơn, có vị ngon hơn và không còn mùi hôi khó chịu nên rất được các gia đình ưa chuộng.

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 4.

Vì sao phải có bánh tro trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Bánh tro trong "ngày giết sâu bọ" là một trong số món ăn truyền thống thường có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt (ở cả hai miền Bắc, Nam).

Theo lý giải truyền thống làm và thưởng thức món bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt dần hình thành cũng là vì thời điểm này trùng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch xong vụ lúa chiêm, đang sẵn các nguyên liệu làm bánh như lá gạo nếp, lá dong, cây dền gai… 

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 5.

Bánh tro làm bằng hạt gạo nếp mới, tro đốt từ rơm nếp khiến món bánh này càng thêm hấp dẫn. Ngoài ra, bánh tro dễ ăn, hương vị mát và có tác dụng thanh nhiệt rất hợp để thưởng thức trong thời tiết oi bức đầu hạ. 

Miếng bánh tro dịu mát được ăn kèm với mật mía dẻo thơm, ngọt nhẹ. Sở dĩ có tên gọi là bánh tro vì nước dùng để ngâm gạo làm bánh và luộc,bánh được lấy phần nước trong lắng từ nước tro (gio) và của nhiều loại cây khác nhau. 

Hương vị và mùi thơm đặc trưng của bánh chủ yếu do việc chế nước tro của mỗi nhà. Có nhà đốt vỏ bưởi khô lấy tro, có nhà dùng hạt dền gai, vỏ quả thầu dầu, cây vừng hay cũng có nhà dùng rơm nếp… tạo nên sự khác nhau trong hương vị của bánh.

Gợi ý mâm cúng tết Đoan Ngọ đúng chuẩn đơn giản dễ làm - Ảnh 6.

Theo lý giải truyền thống làm và thưởng thức món bánh tro vào ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt dần hình thành cũng là vì thời điểm này trùng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch xong vụ lúa chiêm, đang sẵn các nguyên liệu làm bánh như gạo nếp, lá dong, cây dền gai… 

Bánh tro làm bằng hạt gạo nếp mới, tro đốt kèm rơm nếp khiến món bánh này càng thêm hấp dẫn.

Ngoài ra, bánh tro dễ ăn, hương vị mát và có tác dụng thanh nhiệt rất hợp để thưởng thức trong thời tiết oi bức đầu hạ. Miếng bánh tro dịu mát được ăn kèm với mật mía dẻo thơm, ngọt nhẹ. Đó cũng được xem như một thức ăn để cân bằng với các loại bánh cao lương mỹ vị nhiều đường mỡ trong dịp lễ Tết.

Sự tích về Tết Đoan Ngọ

Chuyện kể rằng, vào một ngày sau mùa vụ, nhân dân cùng nhau ăn mừng vì một năm được mùa. Thế nhưng, sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn hết cây trái, phá hoại các loại thực phẩm đã được thu hoạch. Người dân không biết làm thế nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, ai ai cũng rầu rĩ không thôi. Bỗng nhiên, có một ông lão lạ mặt từ xa tới, tự xưng là Đôi Truân.

Ông lão chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm : bánh gio (bánh tro), hoa quả sau đó ra trước nhà mình tập thể dục. Nhân dân tin tưởng làm theo, và chỉ một lúc sau sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.

Ông còn nói thêm: "Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, vì vậy mỗi năm cứ đến ngày này, hãy làm theo những gì ta dặn và sẽ trị được chúng".

Dân chúng biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã đi từ bao giờ. Để tưởng nhớ lời dặn của ông lão, thì dân chúng đã đặt cho ngày này là ngày Tết diệt sâu bọ.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày Tết diệt sâu bọ. Sở dĩ có tên gọi này là bởi trong giai đoạn chuyển mùa ( từ mùa xuân sang mùa hè ), dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều phong tục khác nhau nhằm trừ trùng phòng bệnh.

*Thông tin và hình ảnh trong bài được tổng hợp.