3 điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để cả năm may mắn, cầu được ước thấy

Quỳnh Trang (T/H) Thứ bảy, ngày 12/06/2021 06:26 AM (GMT+7)
Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch năm nay rơi vào ngày 14/6 Dương lịch, là một ngày lễ có ý nghĩa đối với người Việt.
Bình luận 0

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Theo truyền thống, ngày Tết Đoan Ngọ được ấn định vào ngày 5/5 Âm lịch. Đối với người dân Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ rất đặc biệt và quan trọng. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị đồ lễ cúng bái tổ tiên. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các gia đình quây quần bên nhau.

Trong tiềm thức của người Việt,tTết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Giết sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ. Nếu không giết sâu bọ thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe. 

3 điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để cả năm bình an, cầu được ước thấy - Ảnh 1.

Theo truyền thống, ngày Tết Đoan Ngọ được ấn định vào ngày 5/5 Âm lịch. (Ảnh minh họa)

Ngày mùng 5/5 Âm lịch là thời điểm tốt nhất để giết sâu bọ. Người dân ta thường ăn một số loại thức ăn như cơm rượu nếp, vải, mận, táo...có thể giết sâu bọ. Dưới đây là một số điều bạn nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để có một năm bình an, may mắn:

Thực hiện nghi thức giết sâu bọ trong Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm cổ truyền, người dân có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm. Ngay sau khi thức dậy, họ thường ăn hoa quả, rượu nếp, bánh tro...

3 điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để cả năm bình an, cầu được ước thấy - Ảnh 2.

Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm. (Ảnh minh họa)

Cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã - Nước - Rượu nếp- Các loại hoa quả: Mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối, bánh tro, chè hạt sen (nếu có). Trong Tết Đoan Ngọ, gia chủ nên cúng gia tiên vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa). 

Ngoài ra, nếu không sắp xếp được thời gian, các gia đình có thể dâng lễ cúng vào 7-9 giờ sáng. Hai khung giờ được coi là khung giờ hoàng đạo, thích hợp để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh.

3 điều nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ để cả năm bình an, cầu được ước thấy - Ảnh 3.

Trong Tết Đoan Ngọ, gia chủ nên cúng gia tiên vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa). (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ, sau khi ăn đồ ăn để giết sâu bọ, moi người sẽ tắm gội bằng nước lá mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre để giúp cơ thể thải độc, thư giãn, tinh thần thư thái, phấn chấn.

Một số điều nên tránh trong ngày Tết Đoan Ngọ

- Tránh vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, gia chủ chú ý xếp giày dép gọn gàng, tránh vứt giày dép lộn xộn vì dễ chiêu dụ tà khí.

- Tránh làm rơi tiền: Làm rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ được ví như bạn đã làm mất tài lộc, tài vận sẽ hao tổn.

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, bạn cần tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.

- Tránh dừng chân ở nơi âm u, vắng vẻ: Nếu xuất hành trong ngày này, bạn nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

- Không soi gương sau 12 giờ đêm: Trong ngày này, bạn chớ nên soi gương, chụp ảnh sau 12 giờ đêm để tránh chiêu dụ âm khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chiêm nghiệm, tham khảo.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem