Không quân Ấn Độ (IAF) đã bắt đầu quá trình mua lại các hệ thống máy bay không người lái đối kháng (CUAS) có thể tiêu diệt nhiều máy bay không người lái bằng vũ khí năng lượng dẫn đường laser (DEWs) trong vòng 10 giây, tính từ khi phát hiện mục tiêu.
IAF, trong một tài liệu dài 20 trang, nói rằng hiệu suất của các hệ thống máy bay không người lái này không bị giảm sút ngay cả ở độ cao 15.000 ft. Điều này cho thấy các hệ thống dự kiến sẽ nằm dọc theo biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
"CUAS có khả năng phát hiện, theo dõi, xác định, chỉ định và vô hiệu hóa các UAS thù địch. Laser-DEW về cơ bản được thiết lập như một phương án tiêu diệt," lực lượng này cho biết.
Lực lượng Không quân nhấn mạnh rằng việc bàn giao CUAS nên bắt đầu "ngay sau khi ký hợp đồng và hoàn thành tốt nhất là trong vòng 12 tháng". IAF cũng đề cập thêm việc mua sắm chỉ nên được thực hiện từ các nhà cung cấp của Ấn Độ, ngoài ra lực lượng này sẽ ưu tiên những hệ thống chứa nhiều thành phần bản địa hơn.
Sputnik trước đây đã đưa tin rằng Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) thuộc sở hữu nhà nước đã phát triển các DEW dựa trên tia laser và vi sóng có thể vô hiệu hóa tên lửa và máy bay không người lái của đối phương mà không để lại các mảnh vỡ vật lý. Mỹ và Nga đã thử nghiệm và sử dụng thành công vũ khí laser này trong nhiều năm, trong khi vào năm 2019, Trung Quốc từng tiết lộ rằng họ đang phát triển một loại súng laser mới.
Hôm 2/7, Giám đốc IAF Rakesh Kumar Singh Bhadauria xác nhận rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày 27/6 thực sự nhằm mục đích phá hủy căn cứ không quân quân sự của nước này ở Jammu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng căn cứ Jammu không có các tài sản quan trọng.
Vào ngày 27/6, hai vụ nổ cường độ thấp đã được báo cáo trong khu vực kỹ thuật của Trạm Không quân Jammu. IAF cho biết: "Một chiếc gây hư hại nhẹ cho mái của một tòa nhà trong khi chiếc còn lại phát nổ tại một khu vực trống trải".