Theo ghi chép trong cuốn "Ngọc thiên", "tuẫn" ám chỉ người chết cùng hoặc người tùy táng. Ở thời Trung Quốc cổ đại thường lưu hành một tập tục xấu, đó là dùng người chôn theo người chết. Theo những bằng chứng hiện có, tục tuẫn táng hay còn gọi là bồi táng, mà đặc biệt là "nhân tuẫn" (chôn người chết cùng) bắt đầu nổi lên từ thời nhà Thương và nhà Chu. Khi một vị hoàng đế qua đời, một số người sẽ phải chịu chôn cất cùng họ. Trong số hàng chục ngôi mộ cổ được khai quật ở quận Ân Hư (di chỉ của nhà thương), các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 5.000 người tuẫn táng.
Mặc dù vào thời Tần Thủy Hoàng, người hầu đã được sử dụng để thay thế người sống trong tục tuẫn táng, nhưng điều này không có nghĩa là tục "nhân tuẫn" được xóa bỏ từ đây. Cho đến thời nhà Thanh, tục "nhân tuẫn" vẫn tồn tại. Theo ghi chép trong sử sách, khi Hoàng đế Thuận Trị băng hà, đã có hơn 30 thê thiếp được tuẫn táng cùng.
Cũng có tài liệu ghi lại rằng, sở dĩ đám tang của Thuận Trị được tổ chức long trọng như vậy là do các phi tần được chỉ định tuẫn táng cùng đã đến tham dự cả lễ nhập quan của vua. Khi Khang Hy nhìn thấy cảnh tượng này đã cảm thấy vô cùng xúc động. Bởi vậy mà ông đã ra lệnh bãi bỏ tục "nhân tuẫn" này.
Thông thường, "nhân tuẫn" có hai hình thức: Thứ nhất là hạ táng người chết cùng sau khi họ đã thực sự lìa trần. Hình thức thứ hai thì tàn nhẫn hơn, đó là hạ táng ngay khi họ vẫn còn sống. Viên Mai – một nhà thơ thời nhà Thanh đã từng ghi lại một trong những phương thức bồi táng tàn khốc nhất, đó là đóng đinh những người bồi táng vào trong lăng mộ để hoàn tất việc tuẫn táng.
Hình thức chôn sống thì khỏi phải nói về độ tàn nhẫn. Người tuẫn táng bị trói chặt tay và chân, sau đó phải đặt họ theo một tư thế nhất định, sau đó mới chôn sống. Chúng ta đều biết rằng, đôi khi điều khiến con người tuyệt vọng không phải là cái chết, mà là sự chờ đợi cái chết. Bởi vậy, có một số người bồi táng sẽ yêu cầu được chết trước rồi mới hạ táng.
Lúc này, chắc chắn sẽ có người hỏi, nếu các vị hoàng đế thời xưa dùng người sống để bồi táng cùng sau khi chết, vậy thì những người bồi táng này có thể tồn tại trong lăng mộ được bao lâu sau khi phải xuống đất theo hoàng đế. Trên thực tế chúng ta không có câu trả lời rõ ràng. Theo ghi chép trong sử sách, sau khi Hoàng đế được hạ táng, sẽ để lại một mộ đạo trong lăng mộ, những người tuẫn táng cùng sẽ được đưa vào lăng mộ theo lối này, sau đó sẽ bị chặt đầu, hoặc họ thiết lập một số công tắc để khi cửa lăng mộ khép lại, những người tuẫn táng bên trong sẽ bị sát hại.
Vì vậy, rất hiếm khi có chuyện người tuẫn táng trong lăng mộ ngồi chờ chết. Rốt cuộc thì bên trong lăng mộ là một không gian hoàn toàn bịt kín, người ở trong đó sẽ bị thiếu oxy và chết đói. Một số chuyên gia đã từng làm thử nghiệm, nếu số người tuẫn táng ở trong lăng mộ không quá 18 người, họ có thể sống sót tối đa ba ngày, tuy nhiên ba ngày sinh tồn này cũng là một khoảng thời gian vô cùng cực khổ.
Thông thường, những người bị đối đãi như vậy đa số là nô bộc. Ở thời cổ đại, nô bộc có thân phận thấp hèn, sự sống chết của họ về cơ bản không được xem xét. Các nhà khảo cổ từng tìm thấy một ngôi mộ từ thời Ân Thương ở An Dương, tỉnh Hà Nam, và tình trạng ở bên trong khi đó có thể được mô tả là rất bi thảm.
Ngôi mộ này có phần đế được tạo nên từ những người tuẫn táng. Nghĩa là họ đã chông sống rất nhiều nô bộc bên dưới, sau đó lấp đất lên làm nền, sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, chủ nhân của ngôi mộ mới được hạ táng, ngoài ra còn một số người tuẫn táng khác nằm la liệt ở lối vào của lăng mộ.
Khi Chu Nguyên Chương chết, có 46 thê thiếp được bồi táng cùng ông. Tất cả đều bị xử tử trước rồi mới hạ táng, không những thế còn bị lấp đầy thủy ngân trong quan tài. Chúng ta đều biết rằng thủy ngân là một chất độc, sau khi gặp thủy ngân, quá trình chết sẽ nhanh hơn nhưng lại đặc biệt đau đớn. Sở dĩ những thê thiếp này phải dùng thủy ngân là vì thủy ngân có thể ngăn cơ thể họ bị phân hủy, vì vậy hoàng đế sẽ chỉ thị dùng thủy ngân đối với những thê thiếp xinh đẹp đó.