Dân Việt

Mỹ và NATO đừng chọc vào Nga vì Crimea

Hà Trang 14/07/2021 15:26 GMT+7
Nhiều chuyên gia cho rằng, sự kiện tàu chiến Anh HMS Defender chỉ là cách để phương Tây dần di chuyển các lực lượng của mình đến gần biên giới Nga.
Mỹ và NATO cần phải dè chừng trước tiềm lực quân sự của Nga - Ảnh 1.

Động thái của Phương Tây trước việc Nga sát nhập Crimea (Ảnh: Wikipedia)

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, tuyên bố rằng HMS Defender chỉ đơn giản thực hiện một chuyến đi theo lịch trình qua lãnh hải của Ukraine và nó phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Johnson nhấn mạnh quan điểm rằng Anh không thừa nhận việc Nga sáp nhập Crimea. Việc một quốc gia trong cộng đồng quốc tế thể hiện tình đoàn kết với Kiev và khuyến cáo Nga về những hành động của họ ở miền đông Ukraine là điều hợp lý và thậm chí được kỳ vọng.

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã lên tiếng về sự xâm nhập có chủ ý của Anh với hậu thuẫn của Mỹ vào địa phận này. Theo ông, máy bay trinh sát của Mỹ đã cất cánh từ một sân bay của NATO khi xảy ra vụ xâm nhập bất hợp pháp. Ông Putin tiếp tục tuyên bố rằng mục tiêu chính khi tàu Anh qua lại là để xác định thông tin quân sự của Nga tại Crimea. Theo Điện Kremlin, các vụ việc trong nhiều tuần qua cho thấy tham vọng của phương Tây trong việc phớt lờ luật pháp quốc tế và di chuyển các căn cứ quân sự đến gần biên giới Nga.

Đối với người đứng đầu nước Nga, khía cạnh đáng báo động nhất của sự cố HMS Defender là việc thư ký báo chí Lầu Năm Góc, John Kirby, đưa thông tin cho rằng người Nga đã nổ súng. Ông Putin biết rằng một đối thủ bước vào với mục đích chiếm chỗ thường có động thái tấn công. Moscow coi việc Ukraine gia nhập NATO là một mối lo ngại về mặt chiến lược và nó có thể sẽ trở thành tiền đồn của phương Tây ở biên giới với Nga. Để thể hiện quyết tâm của mình khi đối mặt với hành động gây hấn này, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đen vào ngày 3 tháng 7, trong đó các máy bay chiến đấu thực hành ném bom tàu địch.

Mỹ và NATO cần phải dè chừng trước tiềm lực quân sự của Nga - Ảnh 3.

Tiềm lực quân sự mạnh mẽ của Nga sẵn sàng cho các hành động gây hấn (Ảnh: Wikipedia)

Việc Anh di chuyển bên trong vùng lãnh hải tranh chấp Crimea được cho là một hành động khiêu khích bên ngoài lợi ích quốc gia của chính đất nước này. Loại hành vi này có nguy cơ khiến liên minh do Mỹ lãnh đạo cuối cùng có thể bị mất mặt. Chính sách đối ngoại của Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình dân chủ hóa ở Ukraine, hỗ trợ Kiev khi nước này thực hiện các cải cách trong nước nhằm giải quyết nạn tham nhũng tràn lan với chủ nghĩa độc tài. Cung cấp hỗ trợ quân sự và huấn luyện cho các lực lượng Ukraine khi họ chiến đấu với phe ly khai ở miền đông đất nước cũng chứng tỏ rằng phương Tây tích cực ủng hộ các nền dân chủ đang đối mặt với áp lực đe dọa từ các nước láng giềng.