Nhiều đơn vị, doanh nghiệp chung tay chia sẻ khó khăn cùng ngành y tế tỉnh Đồng Nai trong thời điểm dịch Covid-19. Clip: Dân Việt.
Câu hỏi:
Anh Nguyễn Văn Hoàng (ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thắc mắc gia đình anh hết tiền để mua lương thực. Vì vậy, anh chạy xe máy ra cây ATM ở huyện Chương Mỹ để rút tiền.
Tuy nhiên, lúc này các cây ATM ở huyện này đều đã hết tiền nên anh Hoàng di chuyển lên cây ATM ở quận Hà Đông rút tiền. Vậy với trường hợp này, anh Hoàng có vi phạm quy định không và có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trả lời:
Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, mặc dù Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ không quy định cụ thể về việc người dân được đến ngân hàng rút tiền nhưng vẫn quy định, ngân hàng được phép hoạt động.
Vì vậy, người dân đến ngân hàng giao dịch hoặc ra cây ATM rút tiền để mua thực phẩm là lý do chính đáng, sẽ không bị xử phạt.
Tuy nhiên, theo tinh thần của Chỉ thị số 17 của UBND TP.Hà Nội thì áp dụng cách ly nhà với nhà, phường cách ly với phường, quận huyện cách ly với quận huyện, tỉnh thành phố cách ly với tỉnh thành phố.
Do đó, trường hợp của anh Hoàng nếu thật sự cần tiền anh nên đến ngân hàng để rút tiền. Nếu như anh Hoàng đến quận Hà Đông để rút tiền ở cây ATM là không hợp lý, lý do này phần lớn sẽ không được xem là chính đáng vì vi phạm uy định về phòng chống dịch.
Với trường hợp này, căn cứ Điều 12 Nghị định 117/2020, người dân ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng do "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế".
Ngoài ra, việc không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2 m nơi công cộng cũng sẽ bị xử phạt 1 - 3 triệu đồng do vi phạm điều khoản trên.