Tuy không còn hot như nhiều năm trước nhưng cho đến nay, ngành Tài chính Ngân hàng vẫn là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao.
Các chuyên gia dự đoán, với phổ điểm khối A1 và D1 có nhiều biến động, khả năng điểm chuẩn các ngành thi hai khối này, trong đó có Tài chính Ngân hàng sẽ tăng tới 1 điểm, nhất là ở các trường tốp giữa. Tuy nhiên, để biết được chính xác điểm chuẩn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng bao nhiêu thì phải dựa vào kết quả thi và tỷ lệ chọi (tức số thí sinh đăng ký/chỉ tiêu).
Để giúp thí sinh có cái nhìn tổng quan hơn về điểm chuẩn ngành Tài chính Ngân hàng năm 2021, dưới đây là thống kê của Dân Việt về điểm chuẩn ngành này của các trường trong 3 năm gần đây, với điểm xét tuyển dưới 25.
Các thí sinh có điểm xét tuyển dưới 25 điểm có thể tham khảo thống kê trên, và cần nắm rõ quy tắc tính điểm theo kết quả thi tốt nghiệp để đăng ký nguyện vọng xét tuyển hợp lý nhất, như sau:
Các ngành không có môn nhân hệ số: Điểm xét tuyển = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có).
Các ngành có môn nhân hệ số thang điểm 40: Điểm xét tuyển = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có); thang điểm 30: Điểm xét tuyển = (Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x 2) x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Đặc biệt, khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2021, thí sinh cần ghi nhớ 3 "nguyên tắc vàng":
Đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Tránh trường hợp đỗ NV1 và NV2 nhưng lại muốn học ở trường đăng ký NV2.
Đăng kí ít nhất 1 nguyện vọng có mức điểm chuẩn năm ngoái thấp để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.
Chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp.