Dân Việt

Không giống như thái giám, tại sao thái y không cần tịnh thân vẫn có thể thoải mái ra vào cung cấm?

Lê Phương 21/09/2021 20:00 GMT+7
Vào thời cổ đại, vì để bảo toàn cho hậu cung của mình, các Hoàng đế Trung Hoa thường không cho phép những nam nhân khác bước vào nơi đây. Cũng bởi vậy mà ngay tới những người phục vụ cho các phi tần như thái giám, hoạn quan đều phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn.
Không giống như thái giám, tại sao thái y không cần tịnh thân vẫn có thể thoải mái ra vào cung cấm? - Ảnh 1.

Không giống như thái giám, thái y có thể ra vào cung cấm mà không cần tịnh thân. Ảnh: Sohu

Trung Quốc cổ đại là một đất nước có cường quyền cao, thời xưa hậu cung là nơi ở của các phi tần, không thể tùy tiện ra vào, đặc biệt là đối với nam nhân không phải hoàng đế. Bởi vì có rất nhiều thê thiếp ở trong cung đã lâu không được sủng ái, chính vì thế nên vua phải đề phòng, cho dù thế nào đi nữa cũng không cho phép thê thiếp gian dâm với người khác. Nếu có người dám đột nhập vào hậu cung, đó sẽ là tội ác tày đình.

Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày, vẫn tồn tại một số công việc nặng nhọc mà sức cung nữ không thể hoàn thành tốt, đây là lý do tại sao cần đến thái giám.

Ngoài hoạn quan, còn có một loại người khác có thể tự do ra vào hậu cung mà không cần tịnh thân như thái giám, đó chính là thái y. Thái y ra vào hậu cung là nam nhân, trong hậu cung lại có rất nhiều phi tần trẻ đẹp, để mà nói thì rất khó có thể chống lại sự cám dỗ. Theo quan điểm của hoàng đế, việc này ắt hẳn tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng tại sao thái y lại không cần phải tịnh thân, chúng ta cùng phân tích kỹ.

Không giống như thái giám, tại sao thái y không cần tịnh thân vẫn có thể thoải mái ra vào cung cấm? - Ảnh 2.

Thái y chẩn bệnh cho các phi tần hậu cung cũng phải qua nhiều quy định. Ảnh: Sohu

Chúng ta đều biết rằng thái y khác với thái giám, thái y là những bác sĩ có y thuật siêu việt. Kể cả nếu các ngự y của triều đình không ở trong cung để chữa bệnh cho hoàng gia, thì cũng có thể khám bệnh cho dân chúng, dù sao họ cũng đều được tuyển chọn, y thuật có thể nói là rất tinh thông, dễ dàng kiếm thu nhập tốt. Nếu ngự y hoàng cung phải bị thiến trước khi vào cung khám bệnh, thì có lẽ không ai muốn làm nữa, chẳng ai muốn gặp phải khiếm khuyết về thể chất, thậm chí tinh thần cũng suy sụp. Chắc chắn, việc chữa bệnh, vốn đòi hỏi chuyên môn cao cùng sức tập trung lớn, sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Bên cạnh đó, khó tránh khỏi việc những ngự y này sẽ trả thù, tính mạng của các thành viên hoàng tộc sẽ bị đe dọa rất lớn, điều này vừa không hiệu quả lại còn tiềm ẩn nguy hiểm.

Một trong những điều thú vị nữa là khi xem các bộ phim truyền hình, chắc hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều bí kíp được truyền lại từ chính dòng tộc của mình chứ không truyền cho người ngoài, các bài thuốc cổ truyền cũng thế. Đến tận ngày nay, tại Trung Quốc, vẫn còn những kiến thức tinh hoa về y học chỉ được truyền lại cho con cháu trong nhà. Nếu thái y chỉ có thể vào cung sau khi bị thiến thì kiến thức y thuật này sẽ mất đi, cứ tiếp tục như vậy thì càng ngày càng có ít bác sĩ giỏi hơn, không chỉ gây khó khăn cho cuộc sống của hoàng gia mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của người dân bình thường, nếu phát triển đến giai đoạn sau, không có danh y chữa bệnh cứu người thì sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng oái ăm.

Không giống như thái giám, tại sao thái y không cần tịnh thân vẫn có thể thoải mái ra vào cung cấm? - Ảnh 4.

Thái y nắm giữ chức vụ rất quan trọng trong triều đình. Ảnh: Sohu

Đương nhiên, khi ngự y vào hậu cung khám bệnh thì cũng phải tuân thủ quy định. Trước hết, khi thái y vào cung yết kiến các phi tần, có thái giám đặc biệt tham dự, bọn họ nhìn thấy mọi hành động của thái y, tuyệt không để manh động.

Mặc dù các thái y chẩn bệnh, nhưng không thể tùy ý chữa trị cho thần thiếp, cũng không thể tiếp xúc da thịt với họ, trong phim truyền hình thường có cảnh thái y chữa bệnh cho các nương nương, ngăn cách bởi một tấm rèm mỏng, thiếp ở bên trong, ngự y của triều đình chẩn đoán bên ngoài bức màn.

Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, khi ngự y triều đình điều trị cho thần thiếp của vua, họ sẽ "treo lụa để chẩn mạch", tức là các ngự y cần phải phủ một tấm khăn lụa lên tay người thiếp khi bắt mạch để chẩn đoán bệnh cho họ.

Sau khi thấy bệnh, thái giám hoặc cung nữ sẽ đuổi ông ta ra khỏi cung. Hơn nữa ngự y trong hoàng cung làm việc, thường thường nếu không có nhiệm vụ thì sẽ về nhà buổi tối, hàng ngày cũng ít có cơ hội tiếp xúc với thê thiếp hậu cung.

Đương nhiên, tình huống nói trên vẫn là trước thời nhà Minh, sau nhà Minh, với việc cường quyền chuyên chính ở triều đình, cho dù phi tần hậu cung ốm đau, thái y cũng không được tùy tiện vào. Trong trường hợp này, làm thế nào để gặp ngự y? Đó chính là phi tần sẽ mô tả tình trạng bệnh và sau đó yêu cầu thái giám đến ngự y viện để chuyển tiếp tình trạng bệnh cho thái y, thái y sẽ bốc thuốc dựa trên các triệu chứng.