Dân Việt

Từng có sản phẩm bị thu hồi, doanh nghiệp vẫn tăng trưởng như vũ bão

Q.D 07/09/2021 13:07 GMT+7
Sản phẩm bị thu hồi chưa chắc đã mang tới “sóng gió”. Một doanh nghiệp Việt vẫn tăng trưởng như vũ bão.

Năm 2019, Masan Consumer vẫn tăng trưởng tốt. Doanh thu năm 2019 đạt 19.112 tỷ đồng, tăng 1.822 tỷ đồng, tương đương 10,5%. Lợi nhuận sau thuế tăng 665 tỷ đồng, tương đương 19,6% so với năm 2018.

Sang năm 2020, dù cho đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, lượng sản phẩm bán ra của Masan Consumer vẫn có nhiều bước tiến. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 của công ty lên đến 23.988 tỷ đồng, tăng 4.876 tỷ đồng, tương đương 25,5% so với năm 2019, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh từ 4.062 tỷ đồng lên 4.598 tỷ đồng.

Cùng với lợi nhuận tăng mạnh, Masan Consumer còn nổi tiếng vì có trong tay khối tiền mặt khổng lồ. Đây là điều chỉ một số ít doanh nghiệp làm được. Tại thời điểm cuối năm 2020, tiền và các khoản tương đương tiền tại Masan Consumer tăng từ 2.191 tỷ đồng lên 3.818 tỷ đồng.

Bất chấp sản phẩm bị thu hồi ở Nhật, doanh nghiệp này vẫn tăng trưởng như vũ bão - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Sự cố tương ớt Chinsu bị thu hồi ở Nhật Bản hay Covid-19 không làm khó được Masan Consumer. Bước sang nửa đầu năm 2021 khi dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng hơn, Masan Consumer vẫn ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 tăng từ 10.284 tỷ đồng lên 11.249 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng từ 1.867 tỷ đồng lên 2.018 tỷ đồng.

Xét về thị giá cổ phiếu, thông tin tương ớt Chinsu bị thu hồi chỉ khiến cổ phiếu MCH giảm nhẹ và giao dịch quanh mốc 70.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 3/2019 – thời điểm thông tin được công bố. Tới đầu tháng 4, MCH vẫn đi ngang.

Kể từ đó tới nay, MCH dù có thời điểm rung lắc nhưng xu hướng đi lên vẫn chiếm ưu thế. Đóng cửa phiên giao dịch 6/9/2021, MCH dừng ở mức 125.000 đồng/cổ phiếu, tăng 53.740 đồng/cổ phiếu, tương đương 75% so với phiên đầu tiên của tháng 4/2019. Như vậy, vốn hoá thị trường Masan Consumer có thêm 39.340 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD).