Theo BS Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, Bộ Y tế, táo bón là tình trạng trên 3 ngày hoặc 1 tuần (7 ngày) mới đi đại tiện được 1 lần kèm theo những triệu chứng đau bụng từng cơn, đi ngoài phân rắn, phải rặn.
Cho đến nay, nguyên nhân sinh ra căn bệnh táo bón vẫn là điều mà chúng ta cần tranh luận. Tuy nhiên có hai nguyên nhân chính dẫn đến táo bón là do bệnh lý và thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, thậm chí là do thói quen đi đại tiện cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mỗi người chúng ta nên ăn ít nhất 300gr rau vì cơ thể cần vitamin và khoáng chất vi lượng, đặc biệt là một lượng lớn chất xơ hòa tan. Lượng chất xơ này giúp làm xốp phân, không bị vón cục và hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, những bữa ăn hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trẻ em đều không cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón ở trẻ em tương đối cao. Một đối tượng nữa cũng thường xuyên gặp tình trạng táo bón đó chính là người cao tuổi. Ở người già thường gặp tình trạng ăn uống kém, ngại ăn rau do răng yếu, cũng có thể là nguyên nhân khiến họ dễ bị táo bón.
Nguyên nhân tiếp theo có thể dẫn đến táo bón còn bởi thói quen uống ít nước của mọi người. Tổ chức WHO khuyến cáo mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và uống nhiều hơn vào mùa hè. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không quá quan tâm và chỉ khi nào khát mới uống nước. Việc cơ thể không được cung cấp đủ nước không chỉ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa cho cơ thể mà còn gây táo bón do phân khô.
Một yếu tố nữa gây nên tình trạng táo bón đó chính là lười vận động. Mỗi ngày, chúng ta đều cần 1 giờ để vận động cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng ý thức được tầm quan trọng của vận động đối với sức khỏe, đặc biệt việc lười vận động rất dễ gây ra tình trạng táo bón, trường hợp này thường hay gặp ở nhóm dân văn phòng.
BS. Phạm Hưng Củng còn chia sẻ thêm, táo bón có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác như teo đại tràng bẩm sinh, khiến phân trong cơ thể đi qua khó khăn, dẫn đến việc cơ thể hấp thụ lại nước khiến phân bị rắn. Hoặc bệnh đại tràng to bẩm sinh khiến phân bị đọng lại, khó đào thải ra ngoài. Do đó, có người cả tuần không đi đại tiện được và phân rắn như sỏi.
Thêm vào đó, hiện tượng táo bón còn có thể xảy ra do sang chấn tâm lý. Ví dụ, hành động chúng ta đi ngoài là do thần kinh não bộ điều khiển, nhờ nhu động ruột đẩy ra ngoài khiến việc đi đại tiện trở nên dễ dàng. Tuy nhiên do bị sang chấn về thần kinh gây ra tình trạng rối loạn ở vỏ não làm nhu động ruột không tốt, dẫn đến táo bón.
Ngoài ra, có những hiện tượng không phải bệnh lý nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng táo bón, ví dụ như ở phụ nữ có thai. 3 tháng cuối của thai kỳ là thời gian thai nhi phát triển to, nước ối nhiều chiếm hết cả vùng tiểu khung chèn vào trực tràng, đại tràng, khiến phân khó thoát ra ngoài và gây ứ đọng tại đó.
BS. Phạm Hưng Củng chia sẻ, khi đã bị táo bón lâu ngày rồi thì bắt buộc phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Đồng thời, việc khám hiện tượng táo bón cũng giúp chẩn đoán sớm nguy cơ gây ra bệnh trĩ, càng có hiệu quả cao trong điều trị.
Vậy làm thế nào để loại trừ bệnh trĩ và táo bón một cách hiệu quả? Có rất nhiều phương pháp điều trị táo bón và trĩ. Tây y có các phương pháp can thiệp bằng dao kéo như cắt, thắt, longo,... đều sẽ tác động đến vùng hậu môn, trực tràng và đây là phương pháp bất đắc dĩ khi thuốc đã không còn tác dụng.
Thông thường nếu muốn trị táo bón ngay lập tức bạn có thể tìm đến thuốc Tây. Tuy nhiên thuốc Tây chỉ có tác dụng làm mềm phân và trị táo bón tại thời điểm chứ không thể làm co búi trĩ, cầm máu, bền vững thành mạch hay chấm dứt tình trạng táo bón kéo dài. Thế nhưng y học cổ truyền với các bài thuốc từ thảo dược có thể làm được điều đó. BS. Phạm Hưng Củng phân tích:
- Vị đầu là Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và nhuận tràng. Do vậy, khi người bệnh sử dụng có thể làm phân mềm, giảm viêm nhiễm những khu vực do táo bón cọ sát như hậu môn.
- Vị thứ hai là Đương quy có công dụng bổ huyết, hoạt huyết. Bệnh trĩ thường dễ gây ra tình trạng thiếu máu, do vậy Đương quy có thể giúp tăng khả năng sinh huyết và lưu thông máu tốt hơn.
- Vị thứ ba là Rutin, được chiết xuất từ hoa hòe có tác dụng nhuận tràng, làm bền vững thành mạch, giúp đàn hồi, co giãn tốt. Ở bệnh trĩ sẽ là hỗ trợ co búi trĩ và làm bền vững được những tác động cơ học, hạn chế bị rách, nên không bị chảy máu.
- Vị thảo dược thứ tư là Nghệ có tác dụng kháng viêm, chống gốc tự do, nhuận tràng. Hiện nay, chúng ta có thể sử dụng Nghệ dưới dạng Meriva, tức là tinh chất nghệ được photpho, lipid hóa, có tác dụng chữa lành vết thương gấp 30 lần so với nghệ thông thường.
Để tiện cho việc sử dụng, chúng ta cần tìm một phương pháp bào chế hiện đại có tỉ lệ hoàn hảo, đóng gói sẵn sàng, dễ bảo quản để có thể phát huy hết được công dụng của những loại thảo dược này, chứ không cần đi nhặt nhạnh từng chút một để chế ra một công thức riêng.
Táo bón lâu ngày chắc chắn sẽ dẫn đến trĩ, do vậy ta cần loại bỏ ngay những yếu tố nguy cơ hàng đầu như đã nói ở trên, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh trĩ từ sớm với các loại thảo dược an toàn, lành tính. Thực hiện tốt điều này, có thể loại bỏ đến 80% nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (024) 39 959 969 – 1900 1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Tìm hiểu sản phẩm tại đây