Hội SVC xã Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) hiện có hơn 350 hội viên, sinh hoạt ở 26 chi hội; trong đó có 2 nghệ nhân cấp quốc gia, 5 nghệ nhân cấp tỉnh.
Toàn xã Hải Minh có hàng nghìn hộ tham gia trồng cây cảnh, chăm sóc cây cảnh với tổng diện tích trên 20ha, chủ yếu là trồng cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai.
Ông Vũ Ðức Thùy, Chủ tịch Hội SVC xã Hải Minh cho biết: Ðể phát triển phong trào, Hội SVC xã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, của tỉnh về phát triển nghề SVC trở thành ngành kinh tế, động viên hội viên và nhân dân tích cực xây dựng ý tưởng tạo hình cây cảnh theo lối tư duy sáng tạo, điều chỉnh về kích thước, mở rộng sang trồng hoa, cây cảnh bonsai phù hợp với nhu cầu của thị trường
Ðặc biệt trong giai đoạn thị trường SVC khó khăn như hiện nay, phong trào SVC xã tập trung phát triển theo các hướng cây cảnh nghệ thuật với đa dạng các loại hình cây cảnh nghệ thuật, cây cảnh cổ thụ lâu năm, các loại cây cảnh đang hot, trọng tâm là chuyển đổi từ trồng và bán cây phôi sang làm cây hoàn thiện để giao thương.
Nhiều hội viên tích cực giao lưu học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong việc cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh theo hướng mới, hiện đại, làm nên nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị cao. Hoạt động nổi bật có CLB bonsai Hải Minh được thành lập từ năm 2014, hiện thu hút 33 hội viên tham gia.
Bằng sự khéo léo cùng sức sáng tạo sau nhiều năm thành lập, CLB đã tìm được “chỗ đứng” trong giới cây cảnh bonsai với nhiều tác phẩm nghệ thuật đạt giải cao tại các cuộc thi SVC cấp tỉnh, huyện. Các hội viên trong CLB hiện có hàng trăm tác phẩm cây cảnh bonsai, các loại cây cảnh đang hot, cây cảnh thế nghệ thuật đa dạng về chủng loại, có giá trị kinh tế cao như: tùng, thông nhựa, sanh, hoa mộc, mai chiếu thủy…
Ngoài ra, Hội SVC xã tiếp tục duy trì tổ kỹ thuật cây cảnh với sự tham gia của các nghệ nhân có tay nghề cao trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc, uốn tỉa cây thế cho lứa hội viên trẻ để tạo lớp kế cận truyền nghề.
Hàng năm, Hội SVC xã tổ chức các lớp dạy nghề, cuộc hội thảo tại các chi hội SVC xóm nhằm trang bị thêm kiến thức, cách làm phù hợp với thị trường tiêu thụ SVC. Hội SVC xã vận động hội viên trồng thêm cây xanh, trồng cây cảnh trên các tuyến đường trục xã, trong khuôn viên các nhà văn hoá xóm, các làng nghề, công sở, nơi thờ tự để tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.
Ðể nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm cây cảnh nghệ thuật, nhiều hội viên tích cực tham gia các cuộc trưng bày, triển lãm SVC trong và ngoài tỉnh để học tập, nâng cao tay nghề nhằm sáng tạo các tác phẩm sinh vật cảnh, tìm kiếm thị trường.
Hàng năm, các hội viên SVC xã đã đưa hàng chục tác phẩm tham dự Trưng bày, triển lãm SVC toàn quốc, tham dự Triển lãm SVC các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2008 đến nay, Hội SVC xã duy trì tổ chức trưng bày, triển lãm SVC gắn với lễ hội Chùa Phúc Hải.
Nhờ công tác tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân phát triển sản xuất, phong trào SVC xã vẫn duy trì ổn định; nhiều gia đình đã có thu nhập cao từ nghề trồng hoa, trồng cây cảnh nghệ thuật. Năm 2020, doanh thu bán hoa, cây cảnh của xã đạt khoảng 5 tỷ đồng.
Nhiều hộ làm giàu từ nghề trồng cây cảnh và được tôn vinh danh hiệu “nghệ nhân làng nghề” bởi bàn tay khéo léo và sở hữu những cây có giá trị hàng trăm triệu đồng.
Nghệ nhân SVC Việt Nam Mai Xuân Thỉnh ở xóm 10, năm nay đã 85 tuổi, là hội viên cao tuổi nhất xã nhưng hàng ngày vẫn dành thời gian để cắt tỉa, chăm sóc từng gốc cây cảnh, cây thế. Ðể có những cây cảnh đang hot, cây thế đẹp mang giá trị nghệ thuật, ngoài việc dày công sưu tập, tìm kiếm các loại phôi từ nhiều nhà vườn trong nước, ông Thỉnh cũng dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để thể hiện ý tưởng trong từng tác phẩm.
Không ít cây cảnh khi mua về giá chỉ vài trăm nghìn đồng sau khi qua bàn tay tài hoa của người nghệ nhân đã nâng giá trị của tác phẩm lên hàng triệu, hàng tỷ đồng. Năm 2020, khu vườn “Bách dư thảo” với diện tích 1.000m2 của ông được Trung ương Hội SVC Việt Nam công nhận “Nhà vườn tiêu biểu Việt Nam”.
Khu vườn hiện lưu giữ hơn 120 loại cây khác nhau, tất cả đều được tạo hình dáng, thế nghệ thuật, đẹp mắt, một số cây có tuổi đời trên 100 năm.
Ông Thỉnh sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng trong giới cây cảnh trong nước, giành nhiều giải thưởng của Hội SVC Việt Nam lọt “top” cây đẹp nhất tại Triển lãm SVC nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2010), Triển lãm SVC chào mừng 750 Thiên Trường - Nam Ðịnh (năm 2012) như: cây sanh dáng “Ngũ đại đồng đường”, cây sanh dáng “Tam đa”, cây lộc vừng dáng “Thất hiền”…
Mỗi năm nhà vườn của ông Thỉnh đón hàng chục đoàn khách từ khắp các tỉnh, thành phố về giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trồng cây cảnh. Nhiều gia đình phát triển cây cảnh theo hướng chuyên canh để nâng cao chất lượng sản phẩm, dày công tạo tác những cây cảnh nghệ thuật đẹp, độc, lạ; các loại cây cảnh đang hot để thu hút khách và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nghệ nhân Ðinh Văn Phi, ở xóm 10 cũng là một trong những hội viên tiêu biểu của Hội SVC xã. Nhờ trồng cây cảnh, cây bonsai mà gia đình ông đã có thêm thu nhập, tạo điều kiện để con cái học hành, mua sắm được các trang thiết bị tiện nghi phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Qua nhiều năm, số lượng cây sanh trong vườn nhà ông Phi đã lên tới 500 cây cảnh cổ thụ, trong đó đa phần là các gốc cây có tuổi đời trên 50 năm; nhiều cây cảnh đang hot được định giá hàng trăm triệu đồng.
Ngoài số lượng cây cảnh hoàn thiện về dáng, các loại cây cảnh đang hot, cây cảnh thế, hiện nhà vườn của gia đình ông có diện tích khoảng 3.600m2 gồm cây cảnh mini, cây bonsai đa dạng chủng loại với những loài cây quý, lâu năm, cho thu nhập bình quân từ 100 đến 300 triệu đồng mỗi năm.
Phong trào SVC ở xã Hải Minh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) phát triển khá toàn diện cả về tổ chức hội, phát triển hội viên, phát triển kinh tế, là một trong những địa phương có phong trào SVC mạnh của huyện Hải Hậu.
Thời gian tới, Hội SVC xã Hải Minh, huyện Hải Lý (tỉnh Nam Định) tiếp tục củng cố về tổ chức hội, phát triển phong trào, mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho hội viên, đồng thời đẩy mạnh phong trào trồng cây cảnh, chăm sóc cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên các cơ quan, đơn vị, trường học, các di tích lịch sử - văn hoá, qua đó góp phần tạo cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp”.