Nếu Nga thực hiện các bước cụ thể để giảm căng thẳng, chúng tôi sẵn sàng phối hợp để tăng cường các biện pháp xây dựng lòng tin", NATO cho biết.
NATO nói thêm rằng họ biết các đề xuất của Nga về an ninh châu Âu, nhưng cũng cần phải tính đến những lo ngại của liên minh.
"Rõ ràng là bất kỳ cuộc đối thoại nào với Nga đều phải dựa trên cơ sở có đi có lại, có tính đến những lo ngại của NATO về một loạt các hành động của Nga", tuyên bố có đoạn viết.
NATO cho rằng, "một cuộc đối thoại như vậy cũng cần dựa trên các nguyên tắc và văn kiện cơ bản hình thành nên cấu trúc an ninh châu Âu". Đối thoại NATO-Nga "nên diễn ra với sự tham vấn của các đối tác châu Âu của liên minh". NATO cũng cho rằng Nga không nên can thiệp vào quan hệ giữa Liên minh và Ukraine.
"Chúng tôi luôn nêu cao quyền của tất cả các quốc gia được xác định tương lai và chính sách đối ngoại của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Mối quan hệ giữa NATO và Ukraine chỉ liên quan đến riêng Ukraine và 30 nước thành viên của Liên minh", tuyên bố nhấn mạnh.
Liên minh nhắc lại rằng "bất kỳ cuộc tấn công nào vào Ukraine sẽ có hậu quả quy mô lớn, và sẽ buộc phải trả giá đắt".
Nhà phân tích Peter Suciu bình luận trên tạp chí NI rằng: "Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga có lẽ đã trở nên dễ bị tổn thương hơn, khi nhiều vệ tinh trước đây của họ như Ba Lan, Hungary và Romania, Cộng hòa Séc và Slovakia đã gia nhập NATO".