Phương Đăng (theo NI)
Thứ năm, ngày 16/12/2021 07:30 AM (GMT+7)
Căng thẳng ở biên giới Nga-Ukraine gần đây khiến nhiều người lo ngại về một cuộc chiến mới có thể nổ ra ở châu Âu. Câu hỏi phổ biến nhất trong đầu các quan chức NATO và Mỹ lúc này là: "Tổng thống Nga Putin đang có ý định?".
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, Steven Pifer đã đưa ra những đánh giá đáng chú ý về ý định của Tổng thống Nga Putin với nước láng giềng, theo National Interest.
Theo đó, câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra ngay lúc này là liệu ông Putin có tấn công Ukraine hay không, khi Nga triển khai gần 100.000 quân tới biên giới với nước láng giềng?
“Có thể ông Putin chưa quyết định. Đây là một người thích các lựa chọn. Tôi đoán rằng, kết quả lý tưởng nhất theo quan điểm của Điện Kremlin là nhận được sự nhượng bộ từ Ukraine hoặc phương Tây mà không cần phải sử dụng vũ lực”, Pifer - cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine bình luận.
Theo Pifer, để ngăn xung đột, điều quan trọng nhất phương Tây có thể làm lúc này là truyền đạt cho Nga rằng, nếu họ tấn công Ukraine, thì họ sẽ phải nhận lấy những hậu quả vô cùng đắt giá. Vậy đó là gì?
Đầu tiên, theo ông Pifer - đó là sự cô lập về chính trị đối với Moscow. Pifer dự đoán, nếu Nga tấn công Ukraine, không chỉ các nước phương Tây mà “sẽ có những động thái cô lập Nga ở những nơi khác trên thế giới”.
Thứ 2, đó sẽ là sự gia tăng khả năng phòng thủ và răn đe của NATO. Đây là điều đã xảy ra vào năm 2014 khi các nước NATO tăng ngân sách quốc phòng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
“NATO ngày nay đang chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn hàng chục tỷ đô mỗi năm so với 6 năm trước. Nếu có một cuộc tấn công từ Nga vào Ukraine - tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy những con số đó thậm chí còn tăng lên”, ông Pifer nói.
"Cái giá" thứ ba là các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga. Có báo cáo rằng Mỹ và Liên minh châu Âu đã thảo luận về các phương án trừng phạt. "Tôi nghĩ sẽ hữu ích hơn khi Washington và Brussels đưa ra một loạt các lệnh trừng phạt và sau đó bí mật chuyển tài liệu đó cho người Nga", ông Pifer cho hay.
Cái giá phải trả thứ 4 sẽ là thương vong nặng nề cho cả Ukraine lẫn Nga. Theo Pifer, những cái giá này sẽ gây đau đớn cho Nga nếu Điện Kremlin quyết định tấn công Ukraine.
Theo vị cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine, tham vọng của ông Putin để đưa Ukraine “trở lại với Nga” hiện rất khó khăn vì khả năng quân sự của Ukraine đã phát triển đáng kể và chính quyền ở Kiev ngày càng xích lại gần phương Tây hơn. Các cuộc thăm dò trước năm 2014 cho thấy ít hơn 30% người Ukraine muốn gia nhập NATO. Nhưng các cuộc thăm dò gần đây cho thấy con số đã tăng lên - trên 50% người Ukraine - muốn gia nhập NATO.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.