Không có màu tím, vì sao Cố Cung được gọi là “Tử Cấm Thành"?
Tử Cấm Thành là kinh đô của Trung Hoa từ triều Minh cho tới cuối nhà Thanh. Cung điện rõ ràng là có tường đỏ, ngói vàng, tại sao lại gọi là Tử (tím) Cấm Thành?
Tử Cấm Thành còn được biết tới với tên gọi Cố Cung, là kinh đô của Trung Quốc từ triều Minh cho tới cuối thời nhà Thanh (1420 – 1912). Ảnh: Sohu
Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1420 với quy mô đồ sộ trên diện tích 72ha với 980 tòa nhà, trong đó có tới 9.990 căn phòng. Ảnh: Sohu
Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia, có tường đỏ ngói vàng, long lanh rực rỡ. Vậy tại sao người đời lại gọi cung điện hoàng gia này là Tử (tím) Cấm Thành? Ảnh: Sohu
Như chúng ta đã biết, người xưa rất chú ý về phong thủy, các hiện tượng thiên văn và thuyết âm dương, dù đó là tên người hay địa danh thì sau nhiều lần cân nhắc sử dụng. Cái tên Tử Cấm Thành cũng vậy. Ảnh: Sohu
Theo đó, chữ “Tử” có nghĩa là màu Tím, ám chỉ sao Bắc Đẩu (thường gọi là sao Tử Vi) và hàm chỉ bậc Đế vương. Còn chữ “Cấm” mang ý chỉ nơi đây là tòa thành của vua, dân thường không được phép “bén mảng”. Ảnh: Sohu
Thời xưa, màu tím mang ý nghĩa tốt lành, đồng thời nó cũng tượng trưng cho sự xuất hiện của các bậc hiền nhân nên người xưa còn gọi khí tốt lành là Tử vân, nơi sinh sống của các vị thần bất tử cũng được gọi là Tử khí, điều may mắn, là rất tốt. Ảnh: Sohu
Vậy tại sao người xưa lại cho rằng màu tím là màu rất quý phái? Ngày xưa, hầu hết khu vực Đông Á dùng thực vật để nhuộm quần áo màu tím, nhưng sau đó dễ bị phai màu, muốn màu sắc bền lâu thì cần phải rất công phu, cho nên quần áo màu tím rất đắt. Ảnh: Sohu
Triều đại nhà Đường, quan tam phẩm trở lên đều mặc quan phục màu tím, cho nên trong thơ Bạch Cư Dị viết: “Tử bào tân bí giam, bạch thủ cựu thư sinh”. Ảnh: Sohu
Các bậc đế vương cổ đại rất ưa chuộng chiêm tinh học, chính xác là tử vi. Theo dõi sự thay đổi quỹ đạo của các vì sao mà suy ra sự thịnh suy của xã hội và lời tiên đoán. Ảnh: Sohu
Tử Vi Tinh Viên đại diện cho thiên tử, ở giữa tam viên. Sao Tử Vi chính là sao Bắc Đẩu xung quanh có rất nhiều sao bao bọc bảo vệ. Thời cổ có thuyết “Thái bình thiên tử ngồi chính giữa, thanh tình quan viên tứ hải phân”. Ảnh: Sohu
Người xưa coi Thiên tử là chòm sao Tử Vi, vì vậy chòm sao Tử Vi trở thành đất của hoàng cực (hoàng gia), gọi cung điện hoàng đế là “tử cực”, “tử cấm”, “tử viên”. Cách nói “Tử cấm” đã có từ đời nhà Đường. Ảnh: Sohu
Các hoàng đế thời xưa cũng tin rằng họ là con trai của Trời. Thiên cung là nơi Thiên đế ở cũng là nơi thiên tử trú ngụ. Sách “Quảng Nhã Thích Thiên” có viết “Thiên cung” còn gọi là “Tử cung” (cung màu tím). Vì vậy, cung điện của hoàng đế ở được gọi là “Tử cung”. Ảnh: Sohu
Còn một nguyên nhân nữa của cái tên Tử Cấm Thành liên quan điển cố “Từ Khí Đông Lai” (khí màu tím đến từ phía Đông). Ảnh: Sohu
Theo truyền thuyết Lão Tử ra khỏi cửa ải Hàm Cốc, có khí màu tím đến từ phía Đông. Quan giữ thành vừa nhìn thấy hiện tượng này thì bỗng Lão Tử cưỡi trâu xanh từ từ đi đến. Quan giữ thành biết đó là thánh nhân, liền nhờ Lão Tử viết sách. Ảnh: Sohu
Đó là sách “Đạo Đức Kinh” nổi tiếng trong thiên hạ. Từ đó, khí màu tím mang hàm nghĩa cát tường, báo hiệu thánh hiền, bậc đế vương, của quý xuất hiện. Ảnh: Sohu
Từ đó, người xưa gọi khí cát tường là “tử vân” (màu tím). Chỗ ở của “tiên” trong truyền thuyết gọi là “tử hải”, gọi thần tiên là “tử hoàng”, gọi con đường nhỏ ngoại thành thành Đông Kinh là “tử mạch”. Điều này cho thấy nguồn gốc của cái tên "Tử Cấm Thành" rất cụ thể. Ảnh: Sohu
Từ “cấm” vốn dĩ tượng trưng cho sự uy nghiêm của Hoàng Đế, khiến người ta sợ hãi trong lòng. Thế là, “Tử Cung” (cung điện màu tím) trở thành “Cấm Cung”, và hai cái tên này kết hợp với nhau thành “Tử Cấm Thành”. Ảnh: Sohu