Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, đồng thời cũng là chứng nhân chứng kiến sự sụp đổ của nhà Thanh. Nếu nhìn từ những biến cố xảy ra với Phổ Nghi, có thể nói, cuộc đời của ông quả thực khá là bất lực vô vọng.
Phổ Nghi đã liên tiếp trải qua hai lần thoái vị: Lần thứ nhất là khi ông 6 tuổi, dưới sự uy hiếp, ép buộc của Viên Thế Khải – Tổng thống thứ 2 của Trung Hoa Dân Quốc, Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, lúc đó tiểu hoàng đế được ở lại trong cung.
Lần thoái vị thứ 2 là vào thời kỳ Dân quốc, Phổ Nghi lúc này chỉ là con rối của quân Nhật Bản. Ngày 1/3/1932 quân Nhật chiếm lĩnh Mãn Châu và lập lên Mãn Châu Quốc, sau đổi tên thành Ngụy Mãn Châu. Sau này khi quân Nhật bại trận, ngày 18/8/1945 Phổ Nghi một lần nữa tuyên đọc chiếu thư thoái vị.
Tuy nhiên, kể từ năm 1924, khi đại tướng dân quốc Phùng Ngọc Tường đuổi Phổ Nghi cùng với tất cả hoàng thân quốc thích ra khỏi Tử Cấm Thành. Lúc đó nhận thấy vận mệnh chẳng còn yên bình, Phổ Nghi đã lén lút chuyển rất nhiều châu báu, cổ vật ra khỏi cung và để ở chỗ các đại thần tin cậy, một số thì đổi thành tiền mặt để dễ bề mang theo.
Phổ Nghi rốt cuộc mang đi bao nhiêu bảo vật?
Sau khi trở về nước, Phổ Nghi bàn giao lại cho quốc gia tới hơn 400 cổ vật mà ông đã từng chuyển đi từ Tử Cấm Thành. Theo các nhà khảo cổ học ước tính, giá trị của những món cổ vật này thậm chí còn lớn hơn tổng giá trị tài sản của người giàu nhất thế giới.
Chúng ta có thể lấy 1 ví dụ để hình dung về giá trị của số bảo vật mà Phổ Nghi đã đem theo như sau: Khi đó, Phổ Nghi đã mang theo rất nhiều đồng hồ kiểu phương Tây cổ. Hiện nay, một vài chiếc đồng hồ tương tự được rao bán trên thị trường đổ cổ có giá lên tới hàng chục triệu nhân dân tệ (tương đương hàng chục tỷ đồng).
Ngoài ra, còn rất nhiều bảo vật được các nhà khảo cổ đánh giá là vô giá, không thể định đoạt giá trị. Dưới đây là những món bảo vật quốc gia vô giá mà Phổ Nghi đã trao trả lại:
Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi có kể lại rằng, từ tháng 12 đến tháng 7/1922, Phổ Nghi trên danh nghĩa ban thưởng cho em trai là Phổ Kiệt đã chuyển ra khỏi cung 210 bộ sách cổ quý giá thời Tống Nguyên, hơn 2000 tranh chữ thời Đường, Tống, Nguyên, Thanh.
Trong đó bao gồm 洛神赋图 ( Lạc Thần Phú Đồ) của họa sĩ 顾恺之( Cố Khải Chi) – được biết đến là " ông tổ của hội họa trung quốc", 步辇图 (Bộ Liên Đồ) của 阎立本 ( Diêm Lập Bổn) – hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Cố Cung, 韩熙载夜宴图 ( Hàn Hi Tái Dạ Yến đồ) tác phẩm duy nhất được truyền lại của 顾闳中 ( Cố Hoành Trung) – họa sĩ thời Nam Đường vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, 挥扇仕女图 ( tranh cung nữ phẩy quạt) của 周昉 ( Châu Phương),.... Chúng đều được coi là những bảo vật quốc gia vô giá.
Tháng 11/1924, Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường đuổi khỏi cung, ông cùng tùy tùng của mình đã mang đi một lượng lớn bảo vật dưới danh nghĩa là tài sản cá nhân. Hầu hết chúng đều là những món bảo vật được lựa chọn tỉ mỉ.
Tháng 2/1925 Phổ Nghi bí mật đến Thiên Tân, tại tô giới Nhật sinh sống dưới sự quản lý của Nhật Bản. Lúc này, Phổ Nghi mang tới Thiên Tân tới hơn 70 hòm bảo vật và văn vật, trong đó có hơn 40 hòm là đựng các loại châu báu quý hiếm.
Sở dĩ, lần này Phổ Nghi mang theo nhiều châu báu, đặc biệt là ngọc phỉ thúy là bởi đồ gốm, tranh thư không tiện mang theo bên mình. Hơn nữa châu báu giá trị cao, thể tích lại nhỏ nên chúng đã trở thành lựa chọn đầu tiên của Phổ Nghi. Ngoài ra, Phổ Nghi và đám tùy tùng còn mang theo rất nhiều long bào triều Thanh, mặt dây chuyền đá dát vàng, dạ minh châu…
Tuy nhiên, những món đồ này đã bị quân Nhật cướp và một số thất lạc không rõ. Trong đó rất nhiều món bảo vật được chuyên gia tính toán giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Từ đây có thể thấy, giá trị của những món đồ mà Phổ Nghi đã làm mất quả thực vô cùng lớn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.