Nga đã gây chấn động phương Tây khi tập trung khoảng 100.000 quân tại biên giới với Ukraine. Với căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, dường như ngày càng có nhiều khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến với Mỹ và NATO. Dưới đây là 7 quốc gia có khả năng chống lưng cho Nga trong một cuộc xung đột.
Nếu Nga tấn công Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo rằng đây sẽ là "cuộc xâm lược lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai". Ông nói thêm rằng nó sẽ "thay đổi thế giới". Có vẻ như NATO sẽ viện trợ cho Ukraine nếu nước này bị Nga tấn công.
Đến nay, khoảng 90 tấn "viện trợ sát thương" từ Mỹ đã đến Ukraine, và Anh đang cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống tăng tầm ngắn để tự vệ. Điều này có nghĩa là nếu Nga quyết định tấn công Ukraine, họ sẽ phải có một nhóm đồng minh vững chắc đứng sau.
Dưới đây là những đồng minh của Nga nhiều khả năng sẽ đứng về phía Tổng thống Putin nếu ông bắt đầu xung đột ở Ukraine.
CSTO
Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoạt động hơi giống NATO, được hình thành từ các quốc gia Liên Xô cũ và thực sự là một hiệp ước an ninh.
Sáu quốc gia tạo nên CSTO gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan có khả năng sẽ tự bảo vệ nhau nếu bị tấn công.
Mặc dù tổ chức này không được cho là giải quyết các tranh chấp trong nước, một số hoặc tất cả các đồng minh này có thể sẽ viện trợ cho Tổng thống Putin trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn nếu Nga tấn công Ukraine.
Cuba
Nga có một lịch sử hữu nghị lâu đời với Cuba.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel gần đây đã thảo luận về "quan hệ đối tác chiến lược" và cam kết "tăng cường quan hệ song phương".
Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Cuba có thể đứng về phía Nga trong một cuộc xung đột bằng cách cho phép Nga triển khai quân để đe dọa Mỹ nếu căng thẳng về Ukraine tiếp tục leo thang.
Thứ trưởng Ngoại giao Moscow Sergei Ryabkov nói với mạng truyền hình RTVI của Nga rằng ông không thể "xác nhận cũng không loại trừ" khả năng Nga gửi các khí tài quân sự tới Cuba nếu Mỹ và các đồng minh không tuân theo yêu cầu của Moscow.
Lực lượng ly khai ở Ukraine
Ukraine từng là thành viên của Liên Xô cho đến năm 1991, khi nước này giành được độc lập.
Mặc dù đại đa số người Ukraine ủng hộ nền dân chủ và hướng về châu Âu - trái ngược với Nga - đã có những phe phái thân châu Âu và thân Nga ở Ukraine kể từ khi nước này rời Liên Xô.
Các nhóm ly khai ở Ukraine có thể sẽ ủng hộ Nga giống như họ đã làm khi Tổng thống Putin sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.