Theo lịch âm dương, ngày vía Thần Tài 2022 rơi vào thứ Năm, ngày 10 tháng Giêng (tức ngày Giáp Ngọ, tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Dần), tương ứng là ngày 10/2/2022 dương lịch.
Ngoài ngày mùng 10 tháng Giêng được coi là ngày vía Thần Tài, người ta còn lấy ngày mùng 10 Âm lịch hàng tháng là ngày đặc biệt để cúng lễ vị thần tài lộc này (gọi là ngày vía Thần Tài hàng tháng).
Trong ngày vía Thần Tài 2022 mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần, các khung giờ dưới đây được coi là đẹp, linh thiêng để tiến hành nghi lễ cúng vía Tài Thần.
5h-7h, giờ Đinh Mão, tức giờ Ngọc Đường hoàng đạo. Giờ Ngọc Đường có sao Thiếu Vi và sao Thiên Khai đồng ngự. Đây là 2 tinh tú chủ về công danh và phú quý. Giờ Ngọc Đường thích hợp tiến hành cúng lễ cầu tài lộc, kiếm tìm, gây dựng hoặc triển khai sự nghiệp.
15h-17h, giờ Nhâm Thân, tức giờ Thanh Long hoàng đạo. Đây là giờ thuộc khung của sao Thiên Ất, là giờ vạn sự có thành, thích hợp làm bất cứ công việc gì.
17h-19h, giờ Quý Dậu, tức giờ Minh Đường hoàng đạo. Khung giờ này có sao ngự trị là Minh Phổ và Quý Nhân, giờ này thích hợp đi cầu người giúp đỡ sẽ thành.
Ngày vía Thần Tài 2022 nên mua vàng lúc mấy giờ? Mua vàng vía Thần Tài giờ nào tốt? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường băn khoăn mỗi dịp ngày vía Thần Tài cận kề. Vậy nên mua vàng vào lúc mấy giờ để mang lại may mắn, hanh thông và có một năm thuận lợi?
Ngày vía Thần Tài 2022 sẽ có nhiều khung giờ để bạn có thể sắp xếp thời gian, công việc nhằm mua được vàng cầu may. Tuy nhiên, nếu đi vào những khung giờ dưới đây thì sẽ tăng thêm vượng khí, giúp cho người mua có thêm tài lộc, may mắn. Cụ thể, giờ đẹp mua vàng ngày vía Thần Tài 2022 là các khung giờ sau:
Giờ Tý (23h-01h).
Giờ Sửu (01h-03h).
Giờ Mão (05h-07h).
Giờ Ngọ (11h-13h).
Giờ Thân (15h-17h).
Giờ Dậu (17h-19h).
Trước đó, trả lời báo Dân Việt, Thạc sỹ văn hoá và giáo dục Nguyễn Đức Hiển - Nghệ nhân dân gian Văn hoá tâm linh Việt Nam (Viện nghiên cứu Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) đã cho biết, từ lâu Thần Tài đã là vị thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người làm kinh doanh. Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, xuất hiện ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 20.
Theo ông Hiển, có nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của vị thần tài lộc này, song tựu chung đều có liên quan đến công việc, làm ăn: mọi người thường thờ cúng Thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
"Đây không chỉ là ngày cảm ơn Thần Tài đã phù hộ cả 1 năm qua mà còn là ngày mong đổi vía, lấy vía của Thần Tài để phù hộ cho gia chủ 1 năm làm ăn sung túc bởi vàng là tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý", ông Hiển cho biết.
Về việc có nên mua vàng ngày vía Thần Tài 2022 để cầu may hay không, ông Hiển cho rằng, trên thực tế, không có tài liệu nào cho thấy thông tin rõ ràng về ngày Thần Tài, cũng như không có căn cứ nào để chắc chắn mua vàng ngày Thần Tài là may mắn phát tài. Đây cũng không phải kinh nghiệm dân gian hay phong tục của người Việt.
Ông Hiển khuyên rằng người dân không nên chạy theo mua vàng bằng được trong ngày Vía Thần Tài dù giá vàng cao ngất. Còn nếu người dân muốn mua thì cũng nên lựa mua cho vừa túi tiền, không nên mua theo phòng trào làm hỏng hết ý nghĩa "cầu may mắn, thịnh vượng" trong ngày Vía Thần Tài.
Mua vàng chỉ là một trong các điều kiện cần chứ chưa đủ. Mà để giúp người kinh doanh luôn được bình an, buôn may bán đắt cả năm thì bạn cần phải quan tân chuẩn bị lễ cúng vía Thần Tài gồm những gì, cúng Thần Tài, Thổ Địa như thế nào.
Lễ cúng ngày vía Thần Tài 2022 bao gồm:
- Hoa tươi; Ngũ quả; Hương; Rượu; Nến; Thuốc; Gạo; Muối…
- Món mặn bao gồm: Thịt lợn, trứng, tôm, cua…
- Một số hàng mã để dâng như: miếng vàng, miếng bạc…
Lưu ý: Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt có thể là hoa cúc vàng, hoa ly,… . Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Trong mâm cúng ở các lễ thờ cúng các vị Thánh, Thần hằng năm tại nơi cư ngụ luôn có 1 bộ tam sên. Đây là một tên gọi dân gian của các ông bà ngày xưa, nó đại diện 3 loài sinh vật sống ở các điều kiện khác nhau: trên trời, trên mặt đất và sống dưới nước.
Bộ Tam sên thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là: Thiên, Thủy và Thổ. Đây là các yếu tố tạo nên sự sống muôn loài trên trái đất. Không những thế, 3 thứ này là phải 3 sinh vật ở hình thái: Thai Sinh, Noãn Sinh và cuối cùng là Thấp Sinh mới được coi là bộ Tam sên đúng nghĩa.
Bộ tam sên gồm: thịt heo (có thể luộc hoặc quay), 3 quả trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và 3 con tôm hoặc cua luộc.
Ngoài những lễ vật trên, trên mâm cúng ngày vía Thần Tài còn cần chuẩn bị thêm một đĩa ngũ quả tươi, tránh dùng trái cây giả; một lọ hoa tươi, tốt nhất nên chọn những bó hoa chúm chím nụ, không dùng hoa giả và một bộ tiền vàng, một khay nước gồm ba cốc nước và hai chén rượu, hai cây đèn nhỏ.
Người miền Nam còn có thêm một con cá lóc nướng chín còn người miền Bắc thêm dĩa xôi, thường là xôi gấc.
- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm, sứ…đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm, không nên dùng hoa giả.
- Quả: Chọn quả tươi, ngon, thường dùng táo, lê, chuối, cam quýt.
- Đèn: dùng đèn thật như đèn dầu, nến, không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện..
- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
on kính lạy vị tiền
on kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này
Tín chủ con là.............................................
Ngụ tại......................................................
Hôm nay là ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Quên không tắm rửa cho tượng Thần Tài và ông Địa
Ngày vía Thần Tài kiêng gì? Cũng giống như cuối năm cần lau dọn bàn thờ tổ tiên, ông bà thì trước ngày vía Thần Tài, gia chủ cũng nên tắm rửa cho tượng ông Địa, tượng Thần Tài cũng như lau dọn ban thờ cho sạch sẽ.
Trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài 2020 ban thờ cùng với các tượng thờ cần phải được lau rửa sạch sẽ, có như vậy mới giúp cho các thần linh thấu rõ được tấm lòng thành kính của mình.
Ngoài ra bàn thờ cũng cần phải được lau dọn thường xuyên, giữ gìn sạch sẽ, tốt nhất là dọn rửa mỗi tuần, mỗi tháng chứ đừng đợi tới dịp cúng lớn. Phàm là những đồ đặt lên ban thờ chớ nên để bám bụi lâu ngày, đây là điều kiêng kỵ mà các bạn nên nằm lòng nếu có ý định thờ cúng trong nhà.
Ban thờ Thần Tài bài trí lộn xộn
Việc thờ cúng là thể hiện lòng thành tâm, nếu không đủ thành tâm tín ngưỡng thì tốt nhất chớ nên thờ cúng. Còn khi đã thờ cúng, chớ nên để mình phạm phải điều cấm kỵ.
Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ
Trong việc thờ cúng điều kiêng kỵ đặc biệt chính là đặc bạn thờ ở nơi không sạch sẽ. Nếu gia chủ không để tâm mà đặt ban thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… thì dễ bị thần linh quở trách, không cho tài lộc như ý.
Nếu nhà cửa quá chật hẹp không có điều kiện thì có thể lựa chọn nơi sạch sẽ nhất để đặt bàn thờ.
5 điều không nên làm khi cúng Thần Tài
- Không được ăn mặc luộm thuộm, không mặc đồ rách khi cúng.
- Không nói bậy, chửi tục trước, trong và sau khi cúng.
- Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài
- Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
(Tổng hợp)