Trong thời gian mít Thái mang trái, việc bón phân hóa học để dưỡng trái, thúc trái lớn luôn được hầu hết các nhà vườn trồng mít Thái ở ĐBSCL áp dụng. Theo đó, mỗi nhà vườn lại có cách chọn phân bón, liều lượng rất khác nhau, đặc biệt là số lần bón không giống nhau.
Về vấn đề này, nhiều hộ dân chuyên trồng mít Thái cho hay, tùy vào vùng đất, khoảng cách trồng và độ phát triển của cây lúc mang trái như thế nào mới tính được thời gian bón phân hóa học cụ thể.
"Trong khi cây mít Thái đang cho trái (nuôi trái), thời gian bón phân dao động từ 10-25 ngày, tùy vào tình trạng phát triển của cây, liều lượng bón trung bình khoảng 80 gam/ gốc" - anh Huỳnh Minh Tâm ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết.
Theo anh Tâm, đối với cây mít Thái nuôi trái nhiều, có thể bón phân hóa học với liều lượng nhiều hơn, những cây đang phát triển tốt thì bón ít hơn, cây đang quá tốt thì không bón.
"Ngài ra, nếu cây mít Thái đang quá tốt thì thời gian bón phân hóa học trong quá trình nuôi trái thưa hơn. Nếu bón phân rồi nhưng từ 1-2 tuần sau thấy cây mít vẫn suy, không phát triển tốt thì kiểm tra xem cây có bệnh không hay bị sâu, rệp tấn công rễ để khắc phục và tiếp tục bón bổ sung sau đó" - anh Minh nói thêm.
Tại Tiền Giang, các thương lái vào vườn báo giá mít Thái hôm nay 12/2 như sau: mít Nhì 17.000 đồng/kg, mít Ba 7.000 đồng/kg. Đối với mít Kem lớn, các thương lái thu mua là 17.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 7.000 đồng/kg.
Tại các địa phương khác như Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An và TP Cần Thơ, các thương lái vào vườn báo giá mít Thái hôm nay 12/2 như sau: mít Nhì 16.000 đồng/kg, mít Ba 6.000 đồng/kg.
Đối với mít chợ, các thương lái thu mua tại ở vườn ở ĐBSCL chỉ ở mức từ 2.000 - 3.000 đông/kg, mít bi từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Như vậy, giá mít Thái hôm nay 12/2 bằng với hôm qua, mức giá này không tăng không giảm trong 3 ngày qua, kể từ ngày 10/2. Đối với giá thu mua tại vựa sẽ cao hơn mức giá trên từ 2.000 - 3.000 đồng/kg (tuỳ vựa).