Dân Việt

Khủng hoảng Ukraine-Nga châm ngòi như thế nào?

Tuấn Anh (Al zaeera) 14/02/2022 10:51 GMT+7
Nhiều ngày tháng ngoại giao đã không giải quyết được cuộc khủng hoảng Ukraine- Nga khi nỗi lo sợ về một cuộc xâm lược Ukraine sắp xảy ra.
Khủng hoảng Ukraine-Nga châm ngòi như thế nào? - Ảnh 1.

Các binh sĩ Vệ binh Quốc gia Ukraine tham gia các bài tập chiến thuật tại thành phố bỏ hoang Pripyat gần Chernobyl Ukraine. Ảnh AP

Căng thẳng về cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga đã âm ỉ trong hơn hai tháng và cho đến nay những nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề không có dấu hiệu tiến triển.

Nga có hơn 100.000 quân ở biên giới với Ukraine, làm dấy lên cảnh báo của phương Tây về một cuộc xâm lược sắp xảy ra. Moscow đã nhiều lần phủ nhận kế hoạch xâm lược và nói rằng họ đang đáp trả hành động gây hấn của các đồng minh NATO, bác bỏ những cảnh báo đó là "sự cuồng loạn".

Đây là dòng thời gian của các sự kiện chính cho đến nay.

Tháng 11 năm 2021

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một lực lượng mới của Nga ở biên giới với Ukraine và Kiev cho biết Moscow đã huy động 100.000 binh sĩ cùng với xe tăng và các khí tài quân sự khác.

Ngày 7 tháng 12 năm 2021

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo Nga sẽ trừng phạt kinh tế phương Tây nếu nước này xâm lược Ukraine.

Ngày 17 tháng 12 năm 2021

Nga đưa ra các yêu cầu an ninh chi tiết với phương Tây, bao gồm cả việc NATO ngừng mọi hoạt động quân sự ở Đông Âu và Ukraine và liên minh không bao giờ chấp nhận Ukraine hoặc các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác là thành viên.

Ngày 3 tháng 1 năm 2022

Tổng thống Mỹ Biden trấn an Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Mỹ sẽ "đáp trả một cách dứt khoát" nếu Nga xâm lược Ukraine.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ, Ukraine đã nói chuyện qua điện thoại để thảo luận về việc chuẩn bị cho một loạt các cuộc gặp ngoại giao sắp tới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng.

Khủng hoảng Ukraine-Nga châm ngòi như thế nào? - Ảnh 2.

Người dân Ukraine xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh. Vẫy cờ và hát quốc ca, hàng nghìn người Ukraine đã bất chấp giá lạnh mùa đông để diễu hành khắp Kiev. Ảnh AP

 

Ngày 10 tháng 1 năm 2022

Các quan chức Mỹ và Nga gặp nhau tại Geneva để đàm phán ngoại giao nhưng những khác biệt vẫn chưa được giải quyết khi Moscow lặp lại các yêu cầu an ninh mà Washington nói rằng họ không thể chấp nhận.

Ngày 24 tháng 1 năm 2022

NATO đặt các lực lượng trong tình trạng sẵn sàng và củng cố sự hiện diện quân sự của mình ở Đông Âu với nhiều tàu và máy bay chiến đấu hơn. Một số quốc gia phương Tây bắt đầu sơ tán các nhân viên đại sứ quán không thiết yếu khỏi Kiev. Mỹ đặt 8.500 quân trong tình trạng báo động.

Ngày 26 tháng 1 năm 2022

Washington đưa ra phản hồi bằng văn bản đối với các yêu cầu an ninh của Nga, lặp lại cam kết đối với chính sách "mở cửa" của NATO đồng thời đưa ra "đánh giá có nguyên tắc và thực dụng" về các mối quan tâm của Moscow.

Ngày 27 tháng 1 năm 2022

Tổng thống Mỹ Biden cảnh báo về một cuộc xâm lược của Nga vào tháng Hai. Trung Quốc lên tiếng ủng hộ Nga và nói với Mỹ rằng "các mối quan tâm an ninh hợp pháp" của Moscow cần được "xem xét một cách nghiêm túc".

Ngày 28 tháng 1 năm 2022

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các yêu cầu an ninh chính của Nga vẫn chưa được giải quyết nhưng Moscow sẵn sàng tiếp tục nói chuyện.

Tổng thống Ukraine Zelenksky cảnh báo phương Tây tránh tạo ra "hoảng loạn" sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Ukraine.

Ngày 31 tháng 1 năm 2022

Mỹ và Nga đã tranh luận về cuộc khủng hoảng Ukraine tại một phiên họp kín đặc biệt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield nói với hội đồng rằng một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ đe dọa an ninh toàn cầu.

Đặc phái viên Liên hợp quốc của Nga Vasily Nebenzya đã cáo buộc Washington và các đồng minh của họ đang kích động mối đe dọa chiến tranh bất chấp việc Moscow liên tục phủ nhận một cuộc xâm lược đã lên kế hoạch.

"Các cuộc thảo luận về một mối đe dọa chiến tranh là khiêu khích. Họ gần như đang kêu gọi điều này. Họ muốn nó xảy ra", Nebenzya nói.

Khủng hoảng Ukraine-Nga châm ngòi như thế nào? - Ảnh 3.

Hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đã có những cuộc hội đàm trực tuyến nhưng không đạt được thỏa thuận về vấn đề Ukraine. Ảnh Ap

Ngày 1 tháng 2 năm 2022

Putin phủ nhận việc lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược và cáo buộc Mỹ phớt lờ các yêu cầu an ninh của Nga.

Ông Putin nói: "Rõ ràng là các mối quan tâm cơ bản của Nga đã bị phớt lờ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2022

Theo các quan chức Mỹ giấu tên trên các phương tiện truyền thông Mỹ trích dẫn cho rằng, Nga có 70% lực lượng quân sự cần thiết để tiến hành một cuộc xâm lược quy mô toàn diện vào Ukraine.

Ngày 8 tháng 2 năm 2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Tổng thống Putin để nói chuyện ở Moscow và nói với các phóng viên rằng Nga sẽ không leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ thông tin rằng Macron và Putin đã đạt được thỏa thuận về việc giảm leo thang khủng hoảng. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng "trong tình hình hiện tại, Moscow và Paris không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào".

Ngày 10 tháng 2 năm 2022

Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hội đàm không có kết quả.

Trong một cuộc họp báo lạnh giá, ông Lavrov mô tả cuộc gặp là "cuộc trò chuyện giữa một người câm và một người điếc". Đổi lại, người đồng cấp Truss đã thách thức ông Lavrov về khẳng định của ông rằng việc Nga tích lũy quân đội và vũ khí không đe dọa bất kỳ ai.

Ngày 11 tháng 2 năm 2022

Cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan, cho biết tình báo Mỹ cho thấy một cuộc xâm lược của Nga có thể bắt đầu trong vài ngày, trước khi Thế vận hội Bắc Kinh kết thúc vào ngày 20 tháng 2.

Lầu Năm Góc đã ra lệnh điều động thêm 3.000 lính Mỹ tới Ba Lan để trấn an các đồng minh. Trong khi đó, một số quốc gia đã kêu gọi công dân của họ rời khỏi Ukraine, với một số cảnh báo rằng việc sơ tán quân sự sẽ không được đảm bảo trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Ngày 12 tháng 2 năm 2022

Biden và Putin hội đàm trực tuyến. Tổng thống Mỹ cho biết một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine sẽ gieo rắc đau khổ cho con người " và rằng phương Tây đã cam kết ngoại giao để chấm dứt cuộc khủng hoảng nhưng cũng "chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản khác ".

Trong cuộc gọi, ông Putin phàn nàn rằng Mỹ và NATO đã không đáp ứng thỏa đáng yêu cầu của Nga về việc cấm Ukraine gia nhập liên minh quân sự và NATO rút lực lượng khỏi Đông Âu.

Yuri Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại hàng đầu của Putin, nói rằng trong khi căng thẳng leo thang trong nhiều tháng, trong những ngày gần đây "tình hình đã được đẩy đến mức phi lý".

Ông cho biết, Tổng thống Biden đã đề cập đến các biện pháp trừng phạt có thể có đối với Nga, nhưng: "Vấn đề này không phải là trọng tâm trong cuộc trò chuyện khá dài với nhà lãnh đạo Nga".