Dân Việt

NÓNG: Ông Putin ra lệnh cho lực lượng răn đe hạt nhân Nga trực chiến đặc biệt

V,N (Theo RT) 27/02/2022 20:40 GMT+7
Động thái này nhằm đáp lại những phát ngôn thù địch của các quan chức NATO - Tổng thống Putin giải thích

Hôm nay 27/2, Tổng thống Putin vừa quyết định đặt lực lượng răn đe hạt nhân Nga vào tình trạng trực chiến “đặc biệt”. Động thái trên đưa ra sau cuộc gặp của ông với Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.


NÓNG: Ông Putin ra lệnh cho lực lượng răn đe hạt nhân Nga trực chiến đặc biệt - Ảnh 1.

“Các nước phương Tây không chỉ có hành động không thân thiện chống lại nước ta trong lĩnh vực kinh tế. Tôi đang nói về những lệnh trừng phạt bất hợp pháp mà mọi người đều nhận thấy. Tuy nhiên, các quan chức hàng đầu của các quốc gia NATO hàng đầu cũng có những tuyên bố hung hăng chống lại đất nước chúng ta” - ông Putin tuyên bố."

"Tôi ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng chuyển lực lượng kiềm chế của quân đội Nga sang chế độ trực chiến đặc biệt", - ông Putin tuyên bố. 

Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Anh Lizz Truss nói: “Nếu chúng ta không ngăn Putin ở Ukraine, chúng ta sẽ thấy các nước khác bị đe doạ - các nước Baltic, Ba Lan, Moldova… và có thể kết thúc bằng xung đột với NATO. Chúng tôi không muốn đi xa như vậy. ĐÓ là lý do việc hy sinh bây giờ quan trọng đến thế”. 

Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng răn đe chiến lược (SDF) tạo nên xương sống trong sức mạnh chiến đấu của Các lực lượng Vũ trang Nga và được thiết kế để đánh chặn sự gây hấn chống lại Nga và đồng minh. SDF có thể sử dụng để đánh bại kẻ xâm lược, kể cả trong cuộc chiến sử dụng vũ khí hạt nhân. 

SDF bao gồm Các lực lượng tấn công chiến lược và Các lực lượng phòng vệ chiến lược. 

Lực lượng tấn công chiến lược bao gồm Lực lượng tên lửa chiến lược, tạo nên nền tảng của Lực lượng hạt nhân chiến lược, được trang bị tên lửa xuyên châu lục và hệ thống phòng không, vũ khí chính xác tầm xa. 

Lực lượng tấn công chiến lược cũng bao gồm các lực lượng phi hạt nhân chiến lược như lực lượng lưỡng dụng, các đơn vị máy bay ném bom chiến lược tầm xa của không quân, tàu ngầm, tàu nổi và máy bay mang tên lửa của Hải quân mang vũ khí chính xác tầm xa thường. 

Lực lượng phòng thủ chiến lược dựa tren các lực lượng và phương tiện sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Hàng không Vũ trụ, trong đó bao gồm hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa, hệ thống kiểm soát không gian, hệ thống phòng không và phòng thủ chống tên lửa, hệ thống phòng không.