Phản ánh với chúng tôi, nhiều chủ trang trại chăn nuôi ở các tỉnh, thành tỏ ra rất bức xúc trước việc các doanh nghiệp liên tục điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi.
Trong khi đó, giá sản phẩm chăn nuôi liên tục ở mức thấp, việc tiêu thụ khó khăn càng đẩy người chăn nuôi vào thế khó.
Là trang trại đang nuôi hàng nghìn con lợn thịt ở Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), ông Phạm Văn Hoạt cho biết, hàng chục năm chăn nuôi lợn nhưng chưa thời điểm này khó khăn, nhiều thách thức như 3 năm gần đây.
Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc kinh doanh miền Bắc (Công ty TNHH De Heus): Giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng trong quý II/2022
Cứ đà này từ nay đến hết quý II/2022 giá các loại nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tăng cao, hiện giá các sản phẩm đã tăng gần như 100%...
Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải chấp nhận để hỗ trợ người chăn nuôi.
Trong tháng 3, De Heus phối hợp với Meat Deli để bao tiêu đầu ra cho bà con nuôi heo. Về chăn nuôi gà, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh chăn nuôi liên kết, cung cấp TACN, gà... một giá.
Trần Quang (ghi)
"Giá bán sản phẩm chăn nuôi quá bấp bênh nhưng giá đầu vào, nhất là giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt, mất kiểm soát đã ngốn hết lời, thậm chí cả vốn của bà con. Để ứng phó, người chăn nuôi chúng tôi buộc phải giảm đàn hoặc bỏ trống chuồng để tránh thiệt hại"- ông Hoạt nói.
Ông Hoạt thống kê, từ tháng 11/2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có khoảng 10 lần điều chỉnh tăng, với mức tăng tổng cộng khoảng 70.000-100.000 đồng/bao, tùy loại. Theo đó, hiện giá bán lẻ nhiều loại TĂCN trên thị trường đang ở mức rất cao.
Tại nhiều tỉnh vùng ÐBSCL, nhiều loại thức ăn gia súc của các thương hiệu như: Hi-Gro, An Co, Green Feed, Dabaco… có giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 270.000-290.000 đồng/bao đối với thức ăn dành cho lợn nái, còn thức ăn dành cho lợn thịt ở mức 330.000-360.000 đồng/bao.
Dù ông Hoạt nhập trực tiếp cám từ nhà máy nhưng giá mặt hàng này vẫn tăng khoảng 50.000 đồng/bao 25kg so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi dành cho lợn con từ lúc tập ăn đến lúc đạt 15kg/con hiện đã ở mức 450.000-470.000 đồng/bao.
Riêng một số loại thức ăn đậm đặc dành cho lợn (thức ăn cho hàm lượng chất dinh dưỡng cao) có giá lên đến 600.000-700.000 đồng/bao.
"Ðể nuôi một con lợn đạt 100kg, người chăn nuôi phải tốn khoảng 10 bao thức ăn các loại, tương đương với 3,4-3,6 triệu đồng. Theo đó, giá thành chăn nuôi bị đội lên khoảng trên dưới 55.000 - 60.000 đồng/kg tùy trại, đối chiếu với giá lợn hơi hiện tại khoảng 57.000 đồng/kg, chúng tôi không có lời mà còn bị thua lỗ nhiều"-ông Hoạt khẳng định.
Có tiếng là đơn vị duy trì, chăn nuôi quy mô lớn giống gà Lạc Thủy (Hòa Bình), HTX Chăn nuôi công nghệ cao Hải Đăng (HTX Hải Đăng) luôn duy trì hàng vạn con/lứa nhưng do giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến các thành viên trong đơn vị ngày càng chán nản, nhiều hộ phải giảm đàn để "cắt" lỗ.
Ông Vũ Tiến Sỹ - Giám đốc HTX Hải Đăng cho hay: Với mức giá mà các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vừa điều chỉnh, giá thành chăn nuôi gà đặc sản tại đơn vị tiếp tục bị đội lên khoảng 3%/kg sản phẩm.
Ông Phùng Văn Phương chia sẻ, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc 90% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên giá thế giới tăng tác động trực tiếp tới giá thành trong nước.
Tính ra, nếu bà con chăn nuôi tốt giá thành chăn gà thả vườn trên 5 tháng tuổi ở HTX Hải Đăng tăng lên khoảng trên 85.000 đồng/kg. Trong khi, giá gà sau tết đã giảm từ 6.000 - 8.000 đồng/kg còn khoảng trên trên dưới 85.000 đồng/kg.
"Giá gà giảm nhưng việc tiêu thụ cũng chậm. Càng để nuôi thêm ngày nào, vật nuôi lại tiêu tốn thêm nhiều cám hơn. Cứ đà này bà con sẽ bỏ trống chuồng hết"- ông Sỹ nói.
Lý giải về nguyên nhân giá thức ăn chăn nuôi tăng lên sau tết, ông Phùng Văn Phương - Giám đốc kinh doanh vùng miền Bắc của một doanh nghiệp FDI cho biết, chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ; đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) có tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới.
Cùng với đó là lạm phát của thế giới dự báo tăng cao, chi phí logistics tăng mạnh do giá xăng dầu tăng, giá thuê container hiện đang ở mức cao.... càng đẩy giá nguyên liệu, TĂCN tăng cao hơn.