Loài cá có tên gọi khá lạ và mỹ miều "mỹ nhân ngư" và có hình thù "kì quái" này sinh sống chủ yếu ở vùng cửa biển. Đến nay, nhiều người vẫn thường gọi cá mặt thỏ bằng nhiều tên khác nhau như cá mặt thỏ, nóc mú, cá nhím, cá nóc đầu thỏ mặt tròn.
Sở dĩ mọi người gọi loài cá này là cá mặt thỏ hay cá nóc đầu thỏ mặt tròn là bởi gương mặt và ánh mắt của loại cá này nửa giống thỏ nửa giống cá nóc, còn phần đuôi giống cá mú. Loài cá này rất hung tợn, có bộ răng nanh sắc khỏe nên khi ngư dân thả lưới đánh bắt cá phá lưới rất dữ.
Cá mặt thỏ cũng có đầu, thân đuôi như những loài cá khác tuy nhiên tên cá mặt thỏ cũng bắt nguồn từ hàm răng của cá mặt thỏ giống răng thỏ. Hàm răng sắc nhọn này có thể cắn tan lưới của ngư dân để thoát ra ngoài.
Ở Việt Nam, loài cá mặt thỏ này xuất hiện nhiều khu vực biển Bình Thuận, một số huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Bên cạnh đó, cũng có một loài cá mặt thỏ khác được người dân cùng biển Nha Trang vẫn thường xuyên bắt được rồi quen miệng gọi theo cái tên cá nóc nhím, cá nóc mú làm khô, cá nóc đầu thỏ mắt tròn.
Cá nóc đầu thỏ có phạm vi phân bố khắp vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài cá này khi trưởng thành sẽ có kích thước tối đa khoảng 110 cm, chiều dài phổ biến 40 cm. Vùng lưng cá mặt thỏ có màu xanh lục với nhiều đốm nâu hoặc đen, bụng trắng và dài bạc ở hai bên lườn.
Thức ăn của cá mặt thỏ khá đa dạng, chủ yếu là các loài động vật thân mềm, bên cạnh đó là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong tổng số 17 loài cá nóc đặc trưng ở vùng biển Việt Nam, có 8 loài "sở hữu" chất độc. Trong đó có 5 loài chứa độc tính cao gây nguy hiểm cho tính mạng con người gồm cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ chấm tròn, cá nóc tro, cá nóc vằn vện, cá nóc răn rùa. 3 loài cá nóc còn lại gồm cá nóc vàng, cá nóc chuột vân bụng và cá nóc chuột Mappa cũng có khả năng gây ngộ độc cho con người.
Theo nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, trong thịt cá nóc cũng có chất độc Tetrodotoxin nhưng ít hơn. Điều đáng lưu ý là chất độc này có sự biến động phức tạp theo các yếu tố thời gian, vùng phân bố, tính đực cái. Quá trình nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian 2001-2003, không thấy độc tố trong loài cá nóc vàng, cá nóc thỏ vằn vện nhưng đến năm 2004, 2 loài cá này xuất hiện độc tố nhẹ.
Hay loài cá nóc tro từ tháng 3/2001 và từ tháng 1 đến tháng 8/2002 không có độc tố nhưng từ tháng 9 đến tháng 11/2003 lại rất độc, đến tháng 2/2004 chỉ tương đối độc… Do thiếu hiểu biết về thực trạng này nên nhiều ngư dân đã phải chết oan mạng khi đánh bắt và ăn thịt cá nóc.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì kết quả phân tích độc tính các bộ phận (thịt, da, gan, ruột, mật, trứng, tinh sào) của cá nóc đầu thỏ chấm tròn có độc tính khác nhau giữa các bộ phận. Độc tố thường tập trung nhiều ở trứng và gan. Thịt và da thường ít độc hơn.
Độc tố của cá nóc được xác định là chất Tetrodotoxin. Đây là chất độc cực mạnh, chỉ một lượng cực nhỏ cũng đủ lấy đi sinh mạng của một người khỏe mạnh. Đa số ngư dân khi đánh bắt được cá nóc đều cho rằng nọc độc của cá chủ yếu nằm ở da và cơ quan nội tạng và khi bỏ những bộ phận này thì có thể ăn thoải mái không lo ngộ độc. Và hậu quả là nhiều người đã gặp nguy hiểm tính mạng vì suy nghĩ này.
Với loài cá mặt thỏ thường được sử dụng trong các nhà hàng khách sạn thì chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Da cá mặt thỏ cũng mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho ngư dân. Các nhà khoa học phát hiện ra da cá mặt thỏ là nguyên liệu sản xuất hoạt chất collagen tái tạo mô thì giá cá mặt thỏ lại càng tăng vọt.
Thịt cá mặt thỏ là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon hấp dẫn như: cá mặt thỏ nướng, cá mặt thỏ hấp, cà ri cá mặt thỏ…
Do tính chất đặc biệt, da cá mặt thỏ là nguyên liệu sản xuất hoạt chất collagen tái tạo mô nên nó thường được lột ngay sau khi đánh bắt. Đây cũng là lý do trên bàn tiệc cá mặt thỏ luôn thiếu đi bộ da của nó.
Với tính chất quý hiếm và khó đánh bắt nên giá cá mặt thỏ thường rất cao. Cá thường được chế biến và xuất hiện ở những gia đình quý tộc, những nhà hàng, khách sạn nổi tiếng và phục vụ cho giới thượng lưu thưởng thức.
Để bắt được loài cá quý hiếm này, ngư dân phải thả nhiều tầng lưới đan xen với nhau. Nếu dính lưới, chúng sẽ vùng vẫy và nhanh chóng cắn nát lưới để trốn thoát.
Chính vì vậy, loài cá này được coi là "lộc biển", "cá vàng, cá bạc" bởi chúng rất khó đánh bắt và giá thành bán rất cao khoảng 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg tùy kích thước và cân nặng.