Thịt chế biến sẵn
Thịt đã qua chế biến thường được bảo quản bằng cách hun khói, ướp muối, xử lý hoặc đóng hộp. Hầu hết các loại thịt này thịt đỏ.
Các loại thịt đỏ đã qua chế biến bao gồm: xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, thịt bò khô …
Những phương pháp được sử dụng để chế biến các loại thịt có thể tạo ra chất gây ung thư. Theo một nghiên cứu, thịt hun khói cũng có thể dẫn đến hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) gây ung thư.
Trong một đánh giá năm 2018, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng việc tiêu thụ nhiều thịt chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú.
Đồ chiên rán
Khi thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, một hợp chất gọi là acrylamide được hình thành. Điều này có thể xảy ra trong quá trình chiên, nướng, quay.
Thực phẩm giàu tinh bột chiên như khoai tây chiên chứa nhiều acrylamide.
Theo một đánh giá năm 2018 của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, acrylamide được phát hiện có thể là chất gây ung thư cho con người.
Theo một nghiên cứu năm 2020, acrylamide làm hỏng DNA và gây ra quá trình apoptosis, hoặc chết tế bào.
Ăn nhiều đồ chiên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì. Hơn nữa đồ chiên có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa và viêm, làm tăng thêm nguy cơ ung thư.
Thực phẩm nấu quá chín
Thực phẩm nấu quá chín, đặc biệt là các loại thịt, có thể tạo ra chất gây ung thư. Bởi thịt nấu quá chín sẽ làm thay đổi DNA (phân tử mang thông tin di truyền quy định mọi hoạt động sống) của các tế bào.
Thực phẩm có nhiều khả năng bị chín quá khi nấu với nhiệt độ cao hoặc dưới ngọn lửa lớn.
Nấu quá chín thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây, sẽ làm tăng sự hình thành acrylamide.
Để giảm nguy cơ nhiễm chất gây ung thư do nấu ăn ở nhiệt độ cao, hãy thử áp dụng các phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn như: nấu đồ ăn bằng nồi áp suất, nấu chậm trong nồi sành hoặc nồi nấu chậm, nướng hoặc rang đồ ăn ở nhiệt độ thấp.
Sữa
Có một số bằng chứng cho thấy sữa có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Thực phẩm từ sữa bao gồm các sản phẩm như: Sữa, phô mai, sữa chua.
Theo một đánh giá năm 2014, ăn uống sữa làm tăng mức độ của yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1). Điều này có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. IGF-1 có thể làm tăng sự phát triển hoặc sản xuất của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Đường và carbohydrate tinh chế
Thực phẩm có đường và tinh bột tinh chế có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Các loại thực phẩm này bao gồm: đồ uống có đường, bánh nướng, mì ống trắng, gạo trắng, ngũ cốc có đường …
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì.
Ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế cũng có thể dẫn đến lượng đường huyết cao.
Để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của carbohydrate tinh chế, hãy sử dụng thực phẩm thay thế lành mạnh hơn như: bánh mì nguyên hạt, mì ống nguyên chất, gạo lức, yến mạch.
Rượu
Khi uống rượu, gan sẽ phân hủy rượu thành acetaldehyde, một hợp chất gây ung thư.
Ở phụ nữ, rượu làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Điều này có liên quan đến nguy cơ ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen.