Hội thảo trực tuyến "Giải pháp canh tác khoai tây bền vững" đã diễn ra với sự phối hợp của các Viện, Trường, Trung tâm và thu hút sự quan tâm của hơn 200 hộ nông dân. Hội thảo được truyền hình trực tiếp tại 3 điểm cầu: Cánh đồng khoai tây của nông dân huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây và Rau & Hoa Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI).
Đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo
Tại hội thảo, Ông Nguyễn Kim Hành - Giám đốc Nông nghiệp PepsiCo Việt Nam chia sẻ, các phương pháp cải tiến chất lượng đề xuất bởi PepsiCo Việt Nam về mặt kỹ thuật như giống mới, quản lý nước tưới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, kỹ thuật bón phân an toàn và áp dụng tưới phun sương nhỏ giọt, máy thu hoạch trong sản xuất khoai tây bền vững đã chứng minh được tính hiệu quả trên thực tế. Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã tăng 300%, từ 8 tấn/ha lên đến 25 tấn/ha và kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao năng suất đạt được 30 tấn/ha trong những năm tới.
Cơ giới hóa quá trình phun tưới
Việc cơ giới hóa quá trình sản xuất khoai tây, tìm ra các giải pháp khoa học kỹ thuật công nghệ cao nhằm giúp bà con nông dân quản lý sâu bệnh chính là một trong những động lực để Tập đoàn PepsiCo Việt Nam, ADAMA và Lion Agrevo cùng hợp tác, triển khai chuyển giao kỹ thuật tại các vùng trồng khoai tây nổi tiếng trên cả nước.
Qua hội thảo, bà con nông dân được chứng kiến năng suất thực tế tại cánh đồng khoai tây của anh Mai Ngọc Dũng ở xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai với diện tích gần 15 ha, thời điểm gieo trồng vào 6/12/2021. Đến cuối vụ, năng suất đạt khoảng 24,8 tấn/hecta, cao hơn hẳn các vụ mùa trước đó.
Thực tế chứng minh, khí hậu, thổ nhưỡng ở Gia Lai rất thích hợp cho cây khoai tây phát triển. Với nhiệt độ ban ngày khoảng 22-25 độ C và 16-18 độ C vào ban đêm cùng chất đất đỏ bazan tơi xốp chính là những yếu tố để giống FL2215 do PepsiCo cung cấp đạt năng suất cao nhất. Từ những thành công bước đầu của mô hình này, Gia Lai cũng hứa hẹn trở thành vùng nguyên liệu chính cung cấp khoai tây cho cả nước.
Bên cạnh các yếu tố thiên nhiên, Ông Nguyễn Hồng Hạng - Giám đốc Kỹ thuật PepsiCo Việt Nam chia sẻ thêm về các giải pháp mang tính khoa học như quản lý nước tưới, yếu tố chọn đất, đồng thời nên canh tác luống đơn để tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất cho bà con.
Để có được những sản phẩm chất lượng quốc tế đến tay người tiêu dùng, PepsiCo không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm để xây dựng vùng nguyên liệu trong nước. Song song đó, công ty luôn tính đến tính ổn định, bền vững của dự án, vấn đề hỗ trợ đầu ra, chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân.
Hơn ai hết, PepsiCo với mảng sản xuất thực phẩm với nhãn hiệu Lay’s - Thương hiệu Snack Khoai Tây số 1 thế giới* - luôn tâm niệm rằng: "Yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu Lay’s chính là chất lượng khoai tây được sản xuất trong các mô hình khoai tây bền vững tại Việt Nam". Tất cả những nỗ lực của PepsiCo Việt Nam đều nhằm nâng cao chất lượng khoai tây nội địa, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để mang đến sản phẩm hảo hạng ở tất cả các quốc gia mà Lay’s đặt chân tới.