Dân Việt

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu?

Thanh Phú 06/04/2022 13:00 GMT+7
Từ năm 1994, bằng nhiều nỗ lực, rừng ngập mặn Đông Long (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã dần hồi sinh. Đến nay, màu xanh đã quay trở lại. Để có được thành quả ấy, một phần cũng là nhờ tâm huyết, công sức của các cựu chiến binh địa phương.

Những năm 60 của thế kỷ trước, rừng ngập mặn ở xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) phong phú các loài động thực vật. 

Tuy nhiên, do tác động của thiên nhiên và con người khiến cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và dần biến mất. 

Từ năm 1994, bằng nhiều nỗ lực, rừng ngập mặn Đông Long đã dần hồi sinh. Đến nay, màu xanh đã quay trở lại. Để có được thành quả ấy, một phần cũng là nhờ tâm huyết, công sức của các cựu chiến binh địa phương.

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 1.

Những cựu chiến binh trồng cây phủ xanh rừng ngập mặn ở Đồng Long, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Giữa bao la biển trời, màu xanh ngút ngàn của rừng bần, rừng vẹt như làm dịu đi từng cơn sóng dữ. Hơi muối từ biển bốc lên mặn chát nhưng chưa khi nào người lính già mái đầu bạc trắng này lại thấy hân hoan như bây giờ. Trong ký ức của mình, ông vẫn còn nhớ như in về những ngày đầu gian nan gieo cây chắn sóng.

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 2.

CCB Đặng Văn Nhỡ - xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):“Cây trong kia là rất nặng, rất khó chuyển, đi xuồng coi như chùn cả xuồng cả thuyền xuống. Đi đêm hôm mà anh em theo con nước là cứ chở ít ra giải rồi sáng hôm sau phân ô trồng. Chở là chúng tôi chở từ trong chân đê ra đến tận ngoài đây.”

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 3.

Rừng ngập mặn phủ cây xanh.

Cây đổ thì dựng lên, cây chết thì trồng lại, cứ thế, những người lính bộ đội Cụ Hồ thay phiên nhau vừa trồng vừa gác rừng. Và thành quả sau gần 30 năm miệt mài là hơn 350 héc-ta rừng ngập mặn xanh tươi như một dải đê mềm, chỗ mỏng nhất khoảng 300m, nơi dày nhất gần 1km, trải dài từ chân đê ra đến biển.

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 4.

CCB Đặng Văn Nhỡ - xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):“Nếu không có rừng này thì những cơn lũ vào là các đầm bị xoá hết. Rừng giữ được đất nên là các bãi bồi được tạo cho nguồn đất. Trước kia, Đông Long không tha được vạng nhưng vừa rồi nhờ nguồn tha vạng của đất Đông Long do lắng đọng của thuỷ triều, nên nuôi vạng lại có hiệu quả.”

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 5.

Các cựu chiến binh đi tuần trong rừng ngập mặn.


Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 6.

Ông Lương Văn Tâm - Phó Chủ tịch Hộ CCB xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình):“Có cánh rừng này tồn tại, phát triển nên nó phục vụ cho việc mưu sinh của một số bà con là nhân dân ở địa phương. Bà con có thể thu bắt thủy hải sản để đảm bảo được cuộc sống ổn định.”

Có cây, có rừng, chim muông kéo về làm tổ, tôm cá, thủy hải sản cũng sinh sôi, phát triển. Màu xanh của rừng ngập mặn không chỉ ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho cư dân ven biển.

Ở Thái Bình không có núi đồi, vậy những người tóc bạc này bỏ công ròng rã mấy chục năm đi trồng rừng ở đâu? - Ảnh 7.

Ông Dương Công Tuấn - Bí thư Đảng uỷ xã Đông Long, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình): “Trong thời gian tới, theo quy hoạch của Nhà nước, của tỉnh, Đông Long nằm ở trong vùng lõi của dự án khu công nghiệp. Do vậy, để quy hoạch và phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp, Đông Long cũng đề xuất với Trung ương, tỉnh và các cấp nghiên cứu quy hoạch như thế nào mà vẫn giữ được rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển.”

Dù rừng đã bén rễ lên xanh nhưng giống như con nước thủy triều đều đặn lên xuống, những cựu chiến binh ở xã Đông Long vẫn ngày qua ngày cần mẫn ươm từng hạt giống, trồng từng cây non, tiếp tục phủ xanh cồn cát. Họ lặng thầm góp sức cho đời, giúp ích cho quê hương, lan tỏa những việc tử tế.