Theo Le figaro, trước hết đó là sự thay đổi của một châu Âu đang chia rẽ và của khối NATO đang trong tình trạng được gọi là "chết não". Theo tờ báo, không như mong đợi của Kremlin khi mở cuộc tấn công vào Ukraine, phương Tây đã kết thành một khối chống lại Nga trên các mặt trận, kinh tế, ngoại giao...
Tuy nhiên, đúng là Ukraine đã ngăn cản các cuộc tấn công của Nga từ phía bắc, các cuộc pháo kích đã ngừng ở Kharkiv lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu và ngay cả nỗ lực hợp nhất để chiếm Donbas cũng đang diễn ra chậm chạp. Nhưng hãy thận trọng với những chiến thắng nho nhỏ đó: Nga vẫn có khả năng gửi thêm nhiều đợt quân và sức mạnh mặt đất, miễn là Điện Kremlin và các tướng lĩnh muốn làm điều đó.
Người Ukraine đang chiến đấu để giành chiến thắng, nhưng rõ ràng thế giới sẽ chỉ cung cấp cho họ đủ vũ khí để giữ vững chiến tuyến và hy vọng về một cuộc đàm phán hòa bình với Nga. Nếu Mỹ và các đồng minh của họ muốn có một chiến thắng toàn diện cho Ukraine, họ sẽ phải hỗ trợ những thứ mà Ukraine cần nhiều hơn nữa. Nếu không, có vẻ như Ukraine sẽ phải hy sinh khu vực Donbas. Và nếu đúng như vậy, tại sao lại tiếp tục chiến đấu?
Le Figaro nhận thấy, cùng với sự tiến triển của cuộc chiến tranh, tình hình cũng ngày thêm phức tạp. Cung cấp thêm vũ khí hiện đại cho Kiev có thể sẽ tăng thêm sức mạnh cho Ukraine phá gọng kìm Nga ở Donbass nhưng đồng thời cũng có nguy cơ đẩy phương Tây đến gần giới hạn là một bên tham chiến với Nga.
Mặt khác, các hậu quả kinh tế do chiến tranh gây ra đang ngày trở nên gay go ở châu Âu. Theo Le Figaro, các nước phương Tây hy vọng trừng phạt sẽ làm chùn bước của Nga cho nên đã tuyên bố ủng hộ Ukraine "cho đến khi giành chiến thắng".
Mặc dù theo thời gian, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày càng sẵn sàng mạo hiểm gửi cho Ukraine những vũ khí mạnh hơn, nhưng vẫn cần thận trọng khi vượt qua làn ranh đỏ có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn liên quan đến châu Âu hoặc thế giới, hoặc khiêu khích Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Đến nay, không ai biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào, nhưng dường như mọi người đều nói rằng người duy nhất làm được điều đó là Putin. Cũng có ý kiến nói rằng, nếu các đồng minh muốn Ukraine có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán hòa bình trong tương lai, thì họ cũng nên sẵn sàng cung cấp cho Ukraine thứ mà Kiev muốn có để làm đối trọng.
Le Figaro nhận định: "Với phương Tây, đã đến lúc phải tự hỏi họ muốn có "chiến thắng nào?". Hiển nhiên cái giá phải trả cho một giả thuyết Putin thất bại sẽ không thể chịu nổi. Vậy nên Phương Tây phải phác họa được một lối thoát bằng thương lượng mà Moscow cũng như Kiev chấp nhận được ".