Tình trạng hạn hán và thiếu nước đã diễn ra trong vài năm trở lại đây tại bang California, Mỹ. Trong ảnh là một chiếc xuồng mắc cạn tại đáy hồ Hensley ở thành phố Madera, bang California (Ảnh: Reuters).
Bức không ảnh cho thấy hồ Elizabeth ở hạt Los Angeles, bang California đã cạn trơ đáy (Ảnh: Reuters).
Cây cầu tàu trơ trọi tại một hồ nước ở thành phố Salton, bang California sau khi nước rút đi (Ảnh: Reuters).
Mực nước ở con đập thủy điện Hoover Dam nổi tiếng ở bang Nevada cũng đã xuống rất thấp do ảnh hưởng của hạn hán (Ảnh: Reuters).
Mực nước tại hồ Medina ở gần thành phố San Antonio, bang Texas cũng đã xuống mức thấp kỷ lục (Ảnh: Reuters).
Nước láng giềng Mexico của Mỹ cũng đang trải qua một đợt hạn hán nặng nề. Trong ảnh là một con tàu tại khu vực đập La Boca, vùng Santiago. Nước trong con đập này đã cạn do nắng nóng kéo dài (Ảnh: Reuters).
Các quốc gia Nam Mỹ cũng đang trải qua nhiều ngày nắng nóng liên tục gây ra hạn hán diện rộng. Hồ Poopo, hồ nước lớn thứ 2 ở Bolivia đã cạn trơ đáy (Ảnh: Reuters).
Cây cối chết khô ở Rungue, phía Bắc thủ đô Santiago của Chile (Ảnh: Reuters).
Nhiều gia súc ở Chile đang gặp vấn đề về sức khỏe do thiếu thức ăn và nước uống (Ảnh: Reuters).
Hai người đàn ông đi qua lòng hồ cạn ở hồ Sawa, thành phố Samawa, Iraq (Ảnh: Reuters).
Mặt đất nứt nẻ do hạn hán ở tỉnh Dhi Qar, Iraq (Ảnh: Reuters).
Theo các chuyên gia khí tượng, thung lũng sông Po, con sông dài nhất Italy, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt khô hạn đang diễn ra trên khắp lãnh thổ châu Âu. Trong ảnh, một người đàn ông đi bộ trên lòng sông cạn trơ đáy của sông Sangone, một phụ lưu của sông Po ở Turin, Italy ngày 19/6 (Ảnh: Reuters).
Nhiều tháng không có mưa và dòng chảy do tuyết tan ở phía tây dãy núi Alps ngừng sớm hơn bình thường khiến cho mực nước sông Po đã xuống mức thấp nhất trong vòng 70 năm trở lại đây (Ảnh: Reuters).