Dân Việt

Cận cảnh biệt thự trị giá hàng tỉ đồng trong khu đô thị Xuân Phương bị "rừng hoá" và thành bãi tập kết rác

Viết Niệm 29/06/2022 19:00 GMT+7
Với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và diện tích rộng lớn, nhưng dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương ( Nam Từ Liêm) chậm triển khai nhiều năm. Hàng loạt biệt thự xây xong bỏ hoang, "rừng hoá" xuống cấp nghiêm trọng khiến UBND TP Hà Nội phải yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát.

Video: Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “rừng hoá” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 1.

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri quận Nam Từ Liêm về việc đề nghị UBND TP xem xét chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương (Foresa Villa) tại phường Xuân Phương do Công ty Tasco làm chủ đầu tư đã dừng nhiều năm nay chưa được triển khai, khiến người dân có nhà ở thuộc dự án này không cải tạo, sửa chữa được, dẫn đến nhà xuống cấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người dân.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 2.

Trả lời kiến nghị của của cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 4/2/2008, UBND TP có Quyết định số 603 thông qua đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT). Công ty cổ phần Tasco (Tasco) là nhà đầu tư được giao lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường này.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 3.

Để thực hiện dự án xây dựng đường Lê Đức Thọ - Khu đô thị mới Xuân Phương, Tasco được UBND TP đối ứng cho 70ha đất, gồm: 30ha đất tại dự án đơn vị ở số 1 phường Xuân Phương, 3.000m2 đất tại 48 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) và 38ha đất tại đơn vị ở 3 và một phần đơn vị ở 2 Khu đô thị mới Xuân Phương (nay là dự án Khu đô thị sinh thái Xuân Phương).

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 4.

Đến ngày 15/6/2016, UBND TP đã ban hành Quyết định số 3105 về việc cho phép Tasco tiếp tục sử dụng 370.440m2 đất (37,4ha) tại phường Xuân Phương, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở sinh thái Xuân Phương – giai đoạn 1. Theo báo cáo của Tasco, dự án triển khai đảm bảo tiến độ được phê duyệt, trong đó giai đoạn 1 gồm 567 căn triển khai từ năm 2015-2018, giai đoạn 2 gồm 246 căn còn lại triển khai từ năm 2019-2025.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 5.

Theo báo cáo của Tasco, dự án triển khai đảm bảo tiến độ được phê duyệt, trong đó giai đoạn 1 gồm 567 căn triển khai từ năm 2015-2018, giai đoạn 2 gồm 246 căn còn lại triển khai từ năm 2019-2025. Theo công bố của chủ đầu tư, dự án có tổng mức đầu tư 2.850 tỷ đồng gồm các khu chức năng như khu cây xanh, hồ nước, các công trình nhà ở thấp tầng, công trình công cộng, đơn vị ở và công trình hạ tầng xã hội.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 6.

Đáng chú ý, hồi tháng 2/2020, các cư dân mua nhà sinh sống tại dự án đã gửi đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan để phản ánh về việc, sau khi mua nhà được gần 5 năm nhưng họ vẫn chưa được chủ đầu tư trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặc dù cư dân đã đóng đủ 95% giá trị căn nhà cho chủ đầu tư.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 7.

Mặc dù có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, trên diện tích rộng lớn nhưng dự án đang hoạt động không hiệu quả khi phần lớn các biệt thự tại đây bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 8.

Một số nhà phố do bỏ hoang quá lâu đã xuống cấp khá nghiêm trọng.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 9.

Phía trong các căn biệt thự có giá trị cả chục tỉ đồng, trở thành nơi tập kết rác thải hoặc vật liệu xây dựng.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 10.

Cổng một số căn biệt thự có dấu hiệu hỏng hóc nhưng không được sửa chữa vì bị bỏ hoang sau khi xây xong.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 11.

Các công trình như đèn đường hư hỏng nhưng không được thay thế sữa chữa.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 12.

Các tuyến đường nội khu của dự án cũng đang trong tình trạng không người quét dọn, nhiều vị trí được quy hoạch làm vườn hoa trong khuôn viên khu đô thị trở thành nơi trồng rau xanh.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 13.

Trong công viên điều hòa, cỏ mọc um tùm và các công trình phục vụ tập thể dục cho người dân cũng có dấu hiệu gỉ sét do không được bảo dưỡng.

Cận cảnh biệt thự có giá hàng tỉ đồng “hóa rừng” trong khu đô thị Xuân Phương mà Hà Nội vừa yêu cầu rà soát - Ảnh 14.

Khu vực hồ nước điều hòa trong Khu đô thị sinh thái Xuân Phương nhiều năm nay ít người chăm sóc, cống thoát nước bị tắc nghẽn vì rác thải.

Foresa Villa – Khu đô thị sinh thái Xuân Phương là dự án khu đô thị sinh thái tọa lạc trên mảnh đất 38ha tại phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với hơn 813 căn biệt thự, liền kề. Foresa Villa nằm ở trung tâm Nam Từ Liêm. Với tổng mức đầu tư 2.850 tỷ đồng, bao gồm các khu cây xanh, hồ nước, các công trình nhà ở thấp tầng, công trình công cộng, đơn vị ở và công trình hạ tầng xã hội do Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, công trình hiện chậm triển khai trong nhiều năm. Hàng loạt biệt thự xây xong bị bỏ hoang, hư hỏng, biến thành bãi chứa rác khiến người dân ở khu vực này bức xúc và có đơn kêu cứu lên UBND TP. Hà Nội. Hiện UBND TP. Hà Nội đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất giải quyết đối với các đơn vị chậm triển khai, có giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án.