Vũ khí năng lượng định hướng
Nhà toán học người Hy Lạp Archimedes đã làm nên lịch sử hơn 2.000 năm trước với tư cách là người đầu tiên sử dụng vũ khí năng lượng có định hướng. Theo truyền thuyết, trong cuộc xâm lược Syracuse của người La Mã, ông đã nghiên cứu và sáng tạo loại vũ khí mới gồm gương cầu lõm khổng lồ. Theo đó, từng đoàn lính xếp hàng trên mặt thành, dùng khiên đồng đã đánh bóng hứng ánh sáng mặt trời chiếu ánh nắng vào kẻ thù, thiêu cháy những cánh buồm no gió. Quân La Mã gọi ánh sáng của thành Syracuse là "tia chết" và "ngọn lửa tử thần".
Các sinh viên MIT đã có thể tạo lại hiệu ứng này vào năm 2005, nhưng gương của họ chỉ có khả năng đốt cháy một mục tiêu đứng yên một cách hiệu quả. Mặc dù kiến thức khoa học đã tiến bộ đáng kể kể từ thời Archimedes nhưng các nguyên tắc lý thuyết cơ bản của công nghệ vũ khí năng lượng định hướng (DEW) vẫn không thay đổi. DEW gây sát thương từ xa, bắn ra một chùm năng lượng tập trung mạnh vào mục tiêu.
Các loại DEW khác nhau sử dụng các dạng năng lượng khác nhau, nhưng dạng vũ khí năng lượng định hướng phổ biến nhất được sử dụng hiện nay là "Vũ khí laser năng lượng cao" (HEL). Những DEW này giống như những tia laser mà bạn thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Chúng bắn ra một chùm năng lượng im lặng, vô hình ở một số tần số nhất định, có thể thiêu rụi mục tiêu từ cách xa hàng trăm km. HEL được phát triển bởi các nhà thầu như Lockheed Martin để sử dụng trong phòng thủ tên lửa và chiến tranh không gian.
Vũ khí âm thanh dải dài
Gây cảm giác khó chịu nhưng không gây sát thương, LRAD phù hợp với nhiệm vụ ngăn chặn các hoạt động khủng bố, phá hoại... Điểm đặc biệt của LRAD là nó có thể truyền âm thanh một cách to và rõ ràng đến một vị trí mà không bị lẫn vào âm thanh xung quanh. Điều này giúp hạn chế mức độ nguy hại đến những người đang vận hành hoặc những người không có liên quan nhưng ở gần mục tiêu.
Vũ khí điều khiển tâm vi sóng tần số thấp
Tần số cực kỳ thấp (ELF – Extremely low frequency) là thuật ngữ được dùng để chỉ bức xạ điện từ (sóng vô tuyến) có tần số từ 3 đến 300 Hz, và bước sóng tương ứng từ 100.000 đến 1000 km.
Sóng vô tuyến ELF được tạo ra bởi sét và các nhiễu động tự nhiên trong từ trường Trái đất , vì vậy chúng là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học khí quyển. Do khó chế tạo ăng-ten có thể phát ra sóng dài như vậy, tần số ELF chỉ được sử dụng trong một số rất ít hệ thống thông tin liên lạc do con người tạo ra.
Do có bước sóng cực dài, sóng ELF có thể nhiễu xạ xung quanh các chướng ngại vật lớn, không bị cản bởi các dãy núi hoặc đường chân trời, và có thể di chuyển quanh đường cong của Trái đất. Sóng ELF cũng có thể truyền đi một khoảng cách đáng kể qua đất và nước biển, những sóng này sẽ hấp thụ hoặc phản xạ các sóng vô tuyến tần số cao hơn.
Súng bắn đau tim
Sau vụ bê bối Watergate vào đầu những năm 1970, người ta đã phát hiện ra một số kết quả thú vị. Một trong những phát hiện như vậy là "Heart Attack Gun". "Khẩu súng đau tim" của CIA được coi là một trong những vũ khí ám sát đáng sợ bậc nhất trong lịch sử nhân loại, có thể hạ gục mục tiêu mà không để lại dấu vết.
Kể từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh (1947-1991), Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) đã thực hiện nhiều thử nghiệm về các thiết bị và vũ khí quân sự với mục đích tấn công những cái tên nằm trong "danh sách đen" của tổ chức.
Khẩu súng được sử dụng để bắn những chiếc phi tiêu này được cho là khẩu Colt 1911 đã được sửa đổi, với ống nhòm tiềm vọng, cho phép nó có thể bắn chính xác vào các mục tiêu cách xa đến 100 mét. Một số phiên bản khác của loại vũ khí này được ngụy trang thành gậy, bút máy hoặc ô dù.
Phi tiêu được bắn ra bởi vũ khí im lặng này về mặt lý thuyết sẽ để lại vết chích, không lớn hơn vết muỗi đốt và sẽ tan gần như ngay lập tức sau khi đưa chất độc vào cơ thể, khiến nạn nhân lên cơn đau tim trong vòng vài giây. Người ta không biết "súng bắn đau tim" đã từng được sử dụng hay chưa. Nhưng theo những gì được biết, nó vẫn có thể được sử dụng một cách bí mật cho đến ngày nay.
Bom, đạn nổ Magnetohydrodynamic
Trong cuốn tiểu thuyết Earthlight, Arthur Clarke đã mô tả một loại vũ khí của tương lai sử dụng điện từ học để "phun" một tia kim loại nóng chảy vào không gian, phá hủy một tàu chiến không gian. Loại vũ khí xuyên giáp này không phải là hoàn toàn không có. Kể từ Thế chiến II, nhiều nhà sản xuất vũ khí khác nhau đã tạo ra loại đạn SFP sử dụng chất nổ hóa học và lõi kim loại.
SFP khi va vào xe bọc thép, nó sẽ thay đổi hình dạng để dễ dàng xuyên thủng lớp giáp của mục tiêu. Tuy nhiên, các SFP thông thường không hiệu quả và khó sử dụng, điều này đã làm phát sinh nhu cầu về các loại vũ khí xuyên giáp hiệu quả hơn. DARPA đã phát triển một loại đạn chuyên dụng Magneto Hydrodynamic Explosive Munition (MAHEM), tạm dịch là đầu đạn nổ thủy động từ tính.
Sử dụng điện từ học để hình thành và hướng một tia kim loại nóng chảy ổn định, MAHEM có khả năng thích ứng cao hơn nhiều so với SFP thông thường và rất giống với vũ khí hư cấu có trong Earthlight. Ngoài những chi tiết cơ bản này, ít người biết về dự án quân sự bí mật này.