Dân Việt

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý

S.E.N 01/08/2022 13:44 GMT+7
Không chỉ mang ý nghĩa tốt lành trong phong thủy, dễ trồng, dễ chăm, càng sống càng khỏe, cây cảnh kim ngân hoa còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới đặc biệt là công dụng làm đẹp cho phái nữ.

1. Cây cảnh kim ngân hoa là cây cảnh gì?

Cây cảnh kim ngân hoa còn được gọi là cây vàng bạc, nhẫn đông. Thông thường, người ta hay gọi kim ngân hoa là ý chỉ hoa của cây cảnh nhẫn đông. Hoa của cây kim ngân thông thường có hai màu là vàng và trắng, mọc leo ở bờ tường, ban công vô cùng đẹp mắt.

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 1.

Không những có hoa thơm màu sắc rực rỡ, cây cảnh kim ngân hoa còn là vị thuốc quý trong Đông y.

Cây kim ngân hoa không những là cây cảnh che mát tốt, có hoa thơm dịu mà nó còn có khả năng dự báo thời tiết. Theo dân gian, nếu trời đang nắng mà hương hoa kim ngân thơm nức thì có nghĩa là sẽ có mưa sau khoảng 7 – 10 giờ nữa.

Hoa cây kim ngân mới nở có màu trắng tinh, sau vài ngày lại ngả sang màu vàng óng, vì thế mà trên cành luôn có 2 màu hoa thu hút. Không những có hoa thơm màu sắc rực rỡ, cây cảnh kim ngân hoa còn là vị thuốc quý trong Đông y.

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 2.

Cây cảnh kim ngân hoa là cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá, Lào Cai….

Kim ngân hoa thuộc họ dây leo bằng thân quấn, mọc thành bụi, dàn. Thân cây có đường kính từ 1 – 2 cm, dài tới 9 – 10m, thường có lông, lúc non màu xanh và màu nâu đỏ khi già. Lá của cây cảnh kim ngân hoa hình trứng, mọc đối và xanh tốt hầu như quanh năm, mùa đông không bị rụng lá vì khả năng chịu rét rất tốt.

Hoa của cây cảnh kim ngân hoa khi mới nở có màu trắng, sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ ngã sang màu vàng, nên cây mới có tên là kim ngân (vàng bạc). Tràng hoa cánh hợp dài 2 – 3 cm, chia làm 2 môi dài không đều nhau. Mỗi môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ. Mỗi hoa có 5 nhị đính ở họng tràng, mọc chìa ra ngoài. Hoa nở khá thơm, mùi thơm dịu. Quả kim ngân hình cầu, màu đen, mọng.

2. Trồng và chăm sóc cây cảnh kim ngân hoa có khó không?

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 3.

Thời điểm nhân giống cây cảnh kim ngân hoa tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Nếu biết cách trồng, cây cảnh kim ngân hoa có thể sẽ làm một dàn hoa trang trí thêm đẹp cho ngôi nhà của bạn. Nó có thể mọc leo lên bờ rào trước nhà, mọc và rũ xuống ở ban công, cửa sổ thơ mộng.

 Có thể trồng bằng hạt giống hoặc dùng phương pháp chiết cành, trồng bằng một đoạn thân bò dưới đất đều được.

Những gì bạn cần làm là chuẩn bị các túi ni lông đường kính 30 cm, cao 30 cm, đổ đầy đất đã trộn sẵn phân chuồng và đã được ủ hoại mục vào đó. Tiếp đó là chọn và cắt dây kim ngân không già mà cũng không non, rồi cuộn tròn thành 2 – 3 vòng có đường kính 15 cm, đặt vào túi đất rồi lấp kín lại sao cho vừa thò ngọn trên mặt túi.

Một lưu ý quan trọng đó là trong thời gian này nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm tốt nhất cho cây, sau khoảng 1 tháng thì cây cảnh bắt đầu mọc.

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 4.

Trồng cây cảnh kim ngân hoa không khó bởi loại cây này dễ trồng, chăm sóc không quá cầu kì.

Bởi, cây cảnh kim ngân hoa có thể chịu được mọi điều kiện nhiệt độ, cả nóng và lạnh. Đặc biệt, sẽ tốt hơn nếu trồng cây cảnh ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời thì cây sẽ tươi tốt, hoa ra nhiều hơn. Hạn chế trồng cây cảnh ở nơi bị che khuất, kim ngân sẽ dễ bị rệp tấn công, lượng hoa mọc ra cũng ít hẳn.

Để hạn chế tình trạng sâu bệnh của cây cảnh thì nên tường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời. Song, cây cảnh kim ngân hoa ít bị sâu hại, nên nếu xảy ra trường hợp có sâu thì chỉ nên loại bỏ sâu bằng phương pháp thủ công, không nên dùng đến thuốc trừ sâu để đảm bảo tính dược liệu an toàn của cây kim ngân.

Bênh cạnh đó, vì kim ngân là cây cảnh dây leo nên trồng cây cũng đồng thời phải làm giàn leo cho cây, bằng gỗ hoặc bằng tre… Có giàn leo thì hiệu quả trồng cây sẽ càng tốt hơn rất nhiều.

Thời gian thu hoạch kim ngân hoa tốt nhất là vào tháng 4, tháng 5. Khoảng thời gian này hoa nở nhiều, có thể dùng kéo cắt. Sau đó để riêng hoa vì hoa có công dụng tốt hơn, còn cành thì chặt thành khúc 2 - 3cm. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

3. Trồng cây cảnh kim ngân hoa có những công dụng gì?

Không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, cây cảnh kim ngân hoa còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Đặc biệt, cây cảnh kim ngân hoa còn là một vị thuốc quý trong Đông Y.

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 5.

Không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, cây cảnh kim ngân hoa còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc.

Theo Lương y Vũ Đình Thắng, cây cảnh kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, quy kinh tại 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Kim ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong dân gian, được nhiều người sử dụng để chữa sốt, mụn nhọt, tả, lỵ, giang mai…

Ở một số nơi, cây cảnh kim ngân hoa còn được dùng để pha nước uống thay trà. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn không có nhiệt độc không nên dùng.

Trên thực tế, cây cảnh kim ngân thường được dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân còn được mở rộng hỗ trợ điều trị có kết quả một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trường hợp dị ứng khác.

Loại cây cảnh nhất định phải trồng trong nhà, có khả năng dự báo, là vị thuốc quý - Ảnh 6.

Theo Lương y Vũ Đình Thắng: "Hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa, hoặc chữa viêm họng theo bài thuốc Ngân kiều tán. Kim Ngân hiện được xếp đầu bảng trong tiêu độc. Nhiều bài thuốc được chứng minh hiệu quả và ghi chép lại:

- Thuốc K1 (GS.Đỗ Tất Lợi, 1960) chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, một số trường hợp dị ứng: Kim ngân 6g (nếu là hoa), hoặc 12g (nếu là cành và lá), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm đường vào cho đủ ngọt (khoảng 4g). Đun sôi và giữ sôi trong 15-30 phút là dùng được. Người lớn: Uống ngày 2 đến 4 liều như trên, còn trẻ em uống 1 đến 2 liều.

- Thuốc K2 (GS. Đỗ Tất Lợi, 1960): Giống như đơn thuốc K1 nhưng có thêm 3g ké đầu ngựa. Về công dụng và liều dùng cũng giống của đơn K1.

- Thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu: Hoa kim ngân 6g, cam thảo 3g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 hay 3 lần uống trong ngày.

- Ngân kiều tán (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ) thường dùng chữa mụn nhọt, sốt, cảm: Hoa kim ngân 40g, liên kiều 40g, kinh giới tuệ 16g, cát cánh 24g, đạm đậu sị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, đam trúc diệp 16g. Tất cả sấy khô, tán bột. Có thể làm thành viên. Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần uống 12g bột".

Ngoài vị kim ngân trong bài (gọi là kim ngân khôn, tên khoa học Lonicera japonica), nhân dân còn dùng một cây kim ngân khác, gọi là kim ngân dại (tên khoa học là Lonicera dasystyla Rehder), có thân xanh và nhẵn, lá xanh, nhẵn chia thùy khi còn non, lá bắc hình dùi, hẹp, dài (dài nhất 10ml), bầu nhẵn. Một loài nữa hay được dùng cũng có lá bắc hình dùi, dài, hẹp, nhưng bầu có lông, có tên khoa học là Lonicera confusa DC.