Cụ thể, việc giảm thuế BVMT đối với xăng (trừ ethanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu hỏa theo Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ước tính làm giảm thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022 khoảng 8.909 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, trong tháng 7, tổng thu ngân sách do ngành thuế quản lý đã đạt 122.500 tỷ đồng, bằng 10,4% dự toán và tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Lũy kế 7 tháng từ đầu năm, tổng thu ngân sách ngành thuế quản lý đã đạt 911.027 tỷ đồng, tương đương 77,5% dự toán và tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong đó, riêng số thu nội địa là 868.008 tỷ, bằng 75,7% so với dự toán năm và cao hơn 15% cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thuế, tốc độ tăng trưởng GDP hai quý đầu năm tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,74% so cùng kỳ năm 2021 và 2,04% so cùng kỳ năm 2020. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường, chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2022 tăng 8,8% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu tăng 16,1%; nhập khẩu tăng 13,6% so cùng kỳ;...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng đầu năm 2022 tăng 16% so với cùng kỳ (là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây). Hoạt động du lịch, vận tải hành khách và hàng hóa phục hồi mạnh mẽ (lượng khách du lịch quốc tế đến nước ta 7 tháng đầu năm đạt 954 nghìn lượt người, gấp 10 lần cùng kỳ năm 2021);... đã góp phần tăng thu NSNN trong 7 tháng đầu năm 2022.
Tổng thu ngân sách do ngành Thuế quản lý tháng 7 đạt 122.500 tỷ đồng, bằng 10,4% dự toán, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Tính chung lũy kế 7 tháng 2022, tổng thu ngành thuế quản lý đạt 911.027 tỷ đồng, bằng 77,5% dự toán, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trong đó riêng số thu nội địa đạt 868.008 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán, tăng 15% so với cùng kỳ.
Số thu ngân sách trung ương lũy kế 7 tháng đạt 75,8% dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương đạt 78,9% dự toán, tăng 19,1% so với cùng kỳ.
Từ ngày 1/7 cho đến nay, sau 4 lần giảm giá, giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã giảm khá mạnh từ 6.000 đến 7.200 đồng/ lít, giảm gấp từ 1,2 đến 1,5 lần so với 7 lần điều chỉnh tăng trước đó.
Hiện, với mức giá xăng dầu thế giới biến động khó lường, Chính phủ đã và đang đốc thúc Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp, dây dựng kịch bản và đánh giá tác động giảm các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng VAT. Hiện, các quyết sách trên đang được Chính phủ, thành viên Chính phủ và các bộ, ban ngành xem xét quyết định trình lên Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới.