Dân Việt

Kon Tum, Quảng Nam tham vọng đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế

Trương Hồng 08/08/2022 12:23 GMT+7
Cả hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã đưa ra nhiều giải pháp để phát triển, bảo tồn cây sâm Ngọc Linh và có kế hoạch “chặn” đường sâm giả trên thị trường nhằm nâng tầm cây quốc bảo sâm Ngọc Linh trên thị trường thế giới…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh về giá trị của cây sâm Ngọc Linh: "Sâm Ngọc Linh không phải để trong tủ kính mà phải được chế biến, sản xuất, giải quyết nhiều việc làm, giải quyết an sinh xã hội và đóng góp thực sự xây dựng thương hiệu quốc gia". Vậy để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia và an sinh xã hội, 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã có kế hoạch gì?.

Ông Huỳnh Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum cho biết: Kon Tum đã quy hoạch vùng chuyên canh phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích 31.742ha, trong đó vùng lõi trồng sâm Ngọc Linh có độ cao từ 1.500m trở lên là 16.988ha, vùng đệm bảo vệ vùng lõi, bảo vệ môi trường, sinh thái và ổn định khí hậu tạo điều kiện thích nghi để phát triển sâm là 14.754ha (độ cao từ 1.200 m - 1.500 m); chủ yếu tập trung ở huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.

Kon Tum với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh ra thị trường thế giới

"Quan điểm chung của tỉnh Kon Tum là phát triển bền vững sâm Ngọc Linh trên cơ sở sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội; phát triển sâm Ngọc Linh theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kon Tum chia sẻ về phát triển cây sâm Ngọc Linh (Ảnh: T.H)

Xuất phát từ lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên, yêu cầu của người dân, yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước, Tỉnh ủy Kon Tum đã ban hành nghị quyết về đầu tư phát triển và chế biến dược liệu đến năm 2025 định hướng đến 2030, với mục tiêu diện tích trồng sâm Ngọc Linh đến năm 2025 đạt khoảng 4.500ha, khoảng 45 triệu cây và khoảng 10.000ha vào năm 2030 khoảng 100 triệu cây…", ông Liêm nhấn manh.

Cũng theo ông Huỳnh Văn Liêm, hiện nay trên địa bàn tỉnh Kon Tum có hơn 1.165 hộ gia đình; 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và 5 doanh nghiệp lớn tham gia trồng và phát triển sâm Ngọc Linh với tổng diện tích đã trồng hơn 1.240ha. Tổng sản lượng củ tươi ước đạt khoảng 213 tấn. Sản lượng hạt giống khoảng 8,6 triệu hạt/năm và đưa vào ươm gây giống được khoảng 6,2 triệu cây giống/năm.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 2.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 3.

Anh Trần Đức An - Giám đốc Công ty CP Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông (Kon Tum) bên vườn sâm của công ty (Ảnh: T.H)

"Về chế biến, đã hình thành được chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm đối với sâm Ngọc Linh. Các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước như, rượu sâm SK5, tinh sâm SK5, trà túi lọc sâm SK5, nước yến sâm, mật ong sâm SK5; thực phẩm bổ sung nước tăng lực SK5 Night Wolf (sói đêm); nước giải khát dưỡng da NoLiKo, Collagen sâm ngọc linh, viên nang mềm sinh lý sâm Ngọc Linh, cà phê sâm Ngọc Linh, dầu gió tinh nhân sâm...

Thời gian đến, tỉnh Kon Tum tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tổng thể, mang tầm chiến lược để phát triển cây sâm Ngọc Linh với mục tiêu phát triển sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và khẳng định thương hiệu sản phẩm sâm Ngọc Linh Kon Tum tại thị trường trong nước và quốc tế.

Sớm đưa sâm Ngọc Linh Kon Tum trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực quốc gia, có vị thế hàng đầu trong nước và hướng tới khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 10.000ha, tương đương 100 triệu cây sâm Ngọc Linh", ông Liêm nhấn mạnh.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 4.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 5.

Một số sản phẩm từ sâm Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum (Ảnh: T.H)

Với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến với thị trường thế giới, Kon Tum vẫn đang còn lo lắng về nhiều mặt đối với loại cây quý hiếm sâm Ngọc Linh, đó là các quy trình, quy chuẩn, giám định chất lượng giống và việc trồng, phát triển sâm Ngọc Linh chưa có quy định cụ thể để làm cơ sở tổ chức thực hiện bài bản, thống nhất, đạt hiệu quả cao; hiện giá trị kinh tế sâm Ngọc Linh hiện rất cao, nên có tình trạng mua bán, quảng cáo các sản phẩm có hình thái gần giống sâm Ngọc Linh (như sâm Lai Châu, sâm Lang Biang, Tam Thất hoang, sâm Vũ điệp) và được giới thiệu là sâm Ngọc Linh để trục lợi, gây ảnh hưởng đến thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 6.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 7.

Sản phẩm rượu, cà phê, trà từ sâm Ngọc Linh tại tỉnh Kon Tum (Ảnh: T.H)

Đặc biệt, việc nghiên cứu, chế biến sâu các sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh, nhất là trong lĩnh vực y tế chưa được quan tâm đầy đủ, số lượng sản phẩm còn hạn chế, người dân chưa được tiếp cận các sản phẩm sâm Ngọc Linh một cách rộng rãi.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 8.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 9.

Tỉnh Kon Tum đã chế biến món phở từ sâm Ngọc Linh (Ảnh: T.H)

"Để nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu quốc gia và vươn ra tầm thế giới cần tập trung chỉ đạo và xây dựng chương trình tổng thể của quốc gia về phát triển sâm Ngọc Linh, có cơ chế khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư.

Bên cạnh đó, cần tập trung nguồn lực phát triển vùng nguyên liệu đủ lớn, đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn "thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây thuốc" của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) phục vụ cho công nghiệp chế biến; đến năm 2025 mục tiêu của tỉnh Kon Tum phải trồng được 4.500ha sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sâm Ngọc Linh...", ông Liêm cho biết.

Quảng Nam có tỷ phú hàng trăm tỷ đồng từ sâm Ngọc Linh

Đối với tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Út - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết: Diện tích quy hoạch bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh của Quảng Nam là 15.576ha, hiện đã có trên 1.600ha với 20 doanh nghiệp, nhóm hộ và người dân đã thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh. Có 2 cơ sở bảo tồn, nuôi giữ nguồn gen giống gốc sâm Ngọc Linh khoảng 15ha.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 10.

Ông Nguyễn Út - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cùng lãnh đạo huyện Nam Trà my trong một lần kiểm tra phát sâm Ngọc Linh giống cho người dân (Ảnh: T.H)

"Từ khi sâm Ngọc Linh được đầu tư phát triển sản xuất, thu nhập của người dân trong vùng được nâng lên đáng kể, nhiều gia đình đã xây dựng nhà cửa kiên cố, khang trang, sắm xe ô tô… nhiều nhà có tài sản lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng; góp phần xói đói, giảm nghèo ở địa phương một cách tích cực.

Đối với việc phát triển sâm Ngọc Linh đã góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tại địa phương, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm…", ông Út nhấn mạnh.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 11.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh giống ở Nam Trà My (Ảnh: T.H)

Cũng theo ông Nguyễn Út, từ việc phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh, rừng được người dân tích cực bảo vệ nhằm đảm bảo cho việc phát triển sản xuất sâm Ngọc Linh. Từ một huyện nghèo nhất nước, nay Nam Trà My đã trở thành huyện có tiềm năng, thế mạnh phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh trong tương lai…

"Khó khăn nhất hiện nay là tình trạng buôn bán hạt giống, cây giống không rõ nguồn gốc và các sản phẩm giả mạo sâm Ngọc Linh đang tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất, nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh, thiệt hại kinh tế đối với người tiêu dùng; đặc biệt ảnh hưởng lớn đến thương hiệu sâm Ngọc Linh. 

Lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm định; công nghệ ứng dụng vào công tác kiểm tra, giám sát nguồn gốc sâm Ngọc Linh chưa phát triển, gây khó khăn trong công tác quản lý...", ông Út lo ngại.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 12.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 13.

Một số sản phẩm từ sâm Ngọc Linh của Quảng Nam (Ảnh: T.H)

Cũng theo ông Nguyễn Út, để cho công tác phát triển và nâng tầm giá trị sâm Ngọc Linh hơn nữa, Quảng Nam kính đề nghị, đối với Chính phủ sớm ban hành chương trình phát triển sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) đến năm 2030, định hướng đến 2045 theo đề nghị của Bộ NNPTNT tại văn bản số 1056/BNN-TCLN ngày 23/2/2022;

Đối với Bộ NNPTNT sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, quy trình trồng, thu hoạch,... phù hợp với thông lệ quốc tế để sản phẩm sâm Ngọc Linh đủ điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 14.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế - Ảnh 15.

Kon Tum và Quảng Nam với giấc mơ đưa sâm Ngọc Linh đến thị trường quốc tế (Ảnh: T.H)

"Đối với tỉnh bạn, đề nghị tỉnh Kon Tum cùng với Quảng Nam tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ sâm Ngọc Linh trên thị trường để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng; để sâm Ngọc Linh xứng tầm là quốc bảo, thương hiệu sản phẩm quốc gia…', ông Út mong muốn.