Dân Việt

Truyền thông Italia nói về chiến thắng bí mật của Putin

sputnik 30/08/2022 14:30 GMT+7
Sự phát triển nông nghiệp ở Nga là một "chiến thắng bí mật" của Tổng thống Vladimir Putin, một bài báo của tác giả Federico Rampini trên tờ Corriere della Sera của Italy viết.
Truyền thông Italia nói về chiến thắng bí mật của Putin - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Putin.

Theo nhà báo, gần đây ông đã phải “hụt hẫng” vì khi khảo sát tình hình lương thực trên thế giới, cùng với tin vui về việc giảm giá ngũ cốc và các mặt hàng nông sản khác, ông còn đưa ra một “tin khác tuy không dễ chịu bằng: nền nông nghiệp Nga hiện đang sống rất khỏe", và năm nay Nga sẽ đạt kỷ lục xuất khẩu ngũ cốc bất chấp những "kịch bản khủng khiếp".

Ông chỉ ra rằng nông nghiệp - chính là "chiến thắng bí mật" của Vladimir Putin. Tác giả cho biết ông vẫn nhớ thời kỳ nông dân Mỹ “không để công dân Liên Xô bị đói”. 

"Giờ đây, ký ức này đã ở đâu đó trong quá khứ xa xôi. Dưới thời Putin, nước Nga đã có sự hồi sinh rất ấn tượng về nông nghiệp", - nhà báo Rampini nhấn mạnh.

  Cụ thể, từ năm 2000 đến năm 2018, xuất khẩu nông sản từ Nga đã tăng 16 lần, hiện nay nước này sản xuất nhiều ngũ cốc hơn Mỹ. Tuy nhiên, Nga và Mỹ đứng thứ ba và thứ tư thế giới về sản lượng sau Trung Quốc và Ấn Độ là nơi sinh sống của 1,4 tỷ người, đó là lý do vì sao hai nước này buộc phải dành hầu hết sản phẩm nông nghiệp để phục vụ nhu cầu trong nước.

Một tin tốt khác mà Nga "đặc biệt thích" nhưng phương Tây cố gắng phớt lờ liên quan đến tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu đối với nông nghiệp, nhà báo Rampini phân tích tiếp.

"Biến đổi khí hậu gây tác hại cho nông nghiệp ở một số khu vực, nhưng lại có lợi cho nông nghiệp ở những khu vực khác. Nga, cùng với Canada và các nước Scandinavia, đang ở vị trí có lợi",  tác giả lập luận. Do đó, tùy theo từng năm, Nga kiểm soát từ 13%-16% lượng ngũ cốc xuất khẩu trên thế giới và đến cuối năm 2022, xuất khẩu của Nga sẽ vượt mức năm ngoái. 

"Giá cả vẫn ở mức cao, nhưng không nên nhầm lẫn vấn đề lạm phát với tình trạng khan hiếm. Trên thế giới có rất nhiều lương thực, chỉ có việc phân phối kém và một số quyết định chính trị ảnh hưởng đến thị trường khiến giá cả tăng cao: ví dụ như quyết định của Ấn Độ ngừng xuất khẩu ngũ cốc để dành cho nhu cầu tiêu thụ trong nước", ông Rampini kết luận.