Nelson Mandela
Anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và cựu tổng thống Nam Phi đã qua đời vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.
Trong 3 ngày, khoảng 100.000 người đã xếp hàng ở Pretoria để thăm ông lần cuối.
Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức ở Johannesburg, với sự tham dự của hàng chục tổng thống và thủ tướng.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, đại tướng Raul Castro Ruz đã có cái bắt tay lịch sử tại đây.
Một đám tang cấp nhà nước diễn ra 5 ngày sau đó tại Qunu, ngôi làng nơi ông Mandela lớn lên, Thái tử Charles cũng xuất hiện trong số khoảng 4.500 khách mời.
Có 21 phát súng tiễn biệt và đoàn máy bay diễu hành, trước khi hạ huyệt trong một buổi lễ riêng tư.
Vụ ám sát Tổng thống Kennedy ở Dallas năm 1963 là một trong những sự kiện lịch sử của thế kỷ 20 - một khoảnh khắc gây chấn động nước Mỹ và thế giới.
Khoảng 250.000 người đã đến viếng quan tài của ông trong 18 giờ tại tòa nhà mái vòm của Điện Capitol ở Washington.
Tang lễ của ông, vào ngày 25 tháng 11, diễn ra trên các con đường của thành phố dẫn đến Nhà thờ St Matthew, quan tài của ông được sáu ngựa kéo.
Ước tính có khoảng một triệu người đã xếp hàng trên tuyến đường này.
Một trong những hình ảnh xúc động nhất là khi cậu con trai ba tuổi của ông vẫy tay chào khi đoàn xe chở linh cữu rời đến Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Khoảng 4 triệu người hành hương đã đổ về Rome để dự lễ tang của Giáo hoàng vào ngày 8 tháng 4 năm 2005, với khoảng 300.000 người theo dõi từ Vatican.
John Paul II đã lãnh đạo Giáo hội Công giáo trong 27 năm - triều đại dài thứ ba so với bất kỳ vị Giáo hoàng nào.
Ít nhất 70 tổng thống và thủ tướng, 5 vị vua, 4 nữ hoàng đã ở đó - và một số người vào thời điểm đó mô tả lễ tang là cuộc tụ họp lớn nhất từ trước đến nay của các nhà lãnh đạo thế giới.
Thi hài Giáo hoàng được mặc áo choàng và mũ giám mục. Linh cữu được quàn để công chúng đến viếng tại Vương cung thánh đường St Peter và được các Vệ binh Thụy Sĩ trông coi.
Lăng mộ của ông ở Vương cung thánh đường St Peter hiện là nơi hành hương nổi tiếng nhất của Vatican.
Cựu Tổng thống Pháp đột ngột qua đời vì một cơn đau tim tại nhà riêng ở tuổi 79 vào tháng 11 năm 1970.
Tuy nhiên, đám tang của ông hoàn toàn trái ngược với người đàn ông thường được mô tả là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất của Pháp kể từ thời Napoléon.
Nhiều năm trước, De Gaulle đã để lại hướng dẫn chi tiết cho đám tang của mình và nói rằng ông không muốn một sự kiện cấp nhà nước hoặc bất kỳ danh hiệu đặc biệt nào được ban cho mình.
Thay vào đó, ông được chôn cất bên cạnh cô con gái 20 tuổi tại quê nhà, tấm bia đơn sơ chỉ ghi tên và ngày sinh, năm mất của ông.
Huyền thoại Đua xe Công thức 1 thiệt mạng khi chiếc xe của ông đâm vào rào chắn bê tông tại San Marino Grand Prix.
Mặc dù không phải là chính khách hoặc thuộc hoàng gia, Senna rất được yêu quý ở quê hương vì thành công lớn trong giới đua xe.
Lễ tang của ông kéo dài 3 ngày.
Thi hài của Senna được đón tại sân bay bằng một chiếc xe cứu hỏa treo cờ Brazil và hàng trăm xe hơi đã tháp tùng chiếc xe tải khi nó tiến vào Sao Paulo.
Quan tài của vận động viên 34 tuổi được đặt trong một tòa nhà chính phủ, thi hài ông được đội mũ bảo hiểm trên đầu, và mọi người đã xếp hàng dài tới bảy giờ để tỏ lòng thành kính.
Khoảng ba triệu người đã xếp hàng trên đường phố để dự tang lễ vào ngày 5 tháng 5 năm 1994, trong số các khách mời có các tay đua F1 như Sir Jackie Stewart, Damon Hill và Alain Prost.
Ước tính có hàng triệu người đã đổ ra đường phố ở thủ đô Bình Nhưỡng để dự đám tang của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vào ngày 19 tháng 7 năm 1994.
Lễ tang kéo dài 9 ngày, tất cả hoạt động ca hát, nhảy múa, trò chơi đều bị cấm.
Một chiếc xe mang bức chân dung khổng lồ của nhà lãnh đạo chạy dọc theo tuyến đường rước linh cữuu. Hình ảnh video quay cho thấy người già và trẻ than khóc khi linh cữu ông đi qua.
Kim Nhật Thành được ướp xác và nằm trong quan tài bằng kính đặt tại Cung Mặt trời ở Bình Nhưỡng.
Là Đệ nhất phu nhân Argentina, là anh hùng dân tộc đối với nhiều người, 'Evita' qua đời vào tháng 7 năm 1952, ở tuổi 33, vì bệnh ung thư cổ tử cung.
Trong lễ tang của bà, hoa được treo ở khắp mọi nơi trên đường phố của Buenos Aires.
Ước tính hàng triệu người đã đến viếng bà trong hai tuần. Lễ tang ngày 10/8 cũng thu hút một số lượng tương tự về thủ đô.
Linh cữu Peron được chở trên một cỗ xe do 48 thành viên công đoàn mặc áo trắng kéo. Mọi người thả hoa từ ban công xuống khi đoàn xe đi qua.
Khi diễn ra cuộc đảo chính năm 1955, thi thể của Evita đã mất tích.
Nhiều năm sau, thi thể xuất hiện, được đưa đến Milan và chôn cất dưới một cái tên giả.
Thi thể cuối cùng đã được hồi hương và hiện được đặt trong lăng mộ gia đình ở Buenos Aires.
Tổng thống Venezuela qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3 năm 2013.
Lập trường chống phương Tây của ông không được lòng các nhà lãnh đạo thế giới, nhưng những người nổi tiếng như Mahmoud Ahmadinejad của Iran, Tổng thống Lukashenko của Belarus và Raul Castro của Cuba là những vị khách danh dự.
Nam diễn viên Hollywood Sean Penn cũng có mặt tại đó.
Công chúng đã xếp hàng dài tới 24 giờ để nhìn ông lần cuối, các đường phố chật cứng với hàng trăm nghìn người ủng hộ ông.
Việc uống rượu ở nơi công cộng cũng bị cấm trong một tuần. Ban đầu người ta định ướp xác ông Chavez nhưng kế hoạch đã bị bỏ dở.
Tại Vương quốc Anh, lễ tang cấp nhà nước gần đây nhất được dành cho cựu thủ tướng Winston Churchill vào năm 1965. Được tổ chức tại Nhà thờ St Paul ở London, lễ tang có sự xuất hiện chính thức của đại diện từ 112 quốc gia. Khán giả truyền hình ước tính là 350 triệu người trên toàn thế giới - bao gồm cả con số chưa được xác minh là 25 triệu ở Anh.
Trong khi đó, tang lễ của Vua George VI vào tháng 2 năm 1952 là tang lễ đầu tiên của một quốc vương Anh được phát trên truyền hình.
Công nương Diana năm 1997, Hoàng thái hậu Elizabeth năm 2002 và Hoàng thân Philip năm 2021 được tổ chức tang lễ theo nghi thức.
Tang lễ của Công nương Diana, người qua đời trong một vụ tai nạn ô tô ở Paris ở tuổi 36, được khoảng 32,1 triệu người ở Anh theo dõi. Bên cạnh đó, ước tính có khoảng 2,5 tỷ người được cho là đã theo dõi lễ tang trên toàn thế giới.