Tại cuộc họp ứng phó với bão sáng 27/9, ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, cho biết khi đổ bộ, gió mạnh cấp 12-13, giật 15. Ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, bắc Tây Nguyên từ khoảng tối hôm nay (27/9).
"Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam", ông Thái nói.
Khi đổ bộ vào đất liền Việt Nam, siêu bão số 4 Noru có tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 15. Ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, bắc Tây Nguyên từ khoảng tối nay (27/9)" - chuyên gia Trần Hồng Thái - Tổng cục Khí tượng thủy văn cảnh báo.
Dự báo bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây Nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định.
Chuyên gia dự báo khoảng đêm nay đến sáng 28/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 12-13. Sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 6-8 m.
Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng tổng cộng 3-4 m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.
Các khu neo đậu tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của gió mạnh và sóng lớn, đặc biệt khu vực từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định.
Đáng lưu ý, nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình 0,3-0,6 m có thể xảy ra tại 4/8 huyện với 58 xã ở Thừa Thiên - Huế; 6/18 huyện với 75 xã ở Quảng Nam và 6/11 huyện với 74 xã ở Quảng Ngãi.
"Mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định", chuyên gia lưu ý.
Trong đó, các huyện có nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao gồm: Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Như vậy, với vận tốc di chuyển 25 km/h, chỉ trong 3 giờ tới, bão có thể gây ra gió mạnh trên đất liền khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.
Hôm nay, hình thái này di chuyển chủ yếu theo hướng tây và có khả năng mạnh thêm. Đến 19h tối 27/9, tâm bão cách Đà Nẵng khoảng 170 km về phía đông nam, cách Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất cấp 15, giật trên cấp 17, chỉ dưới một cấp so với siêu bão.
Sau thời điểm này, bão giữ hướng đi và vận tốc, tiến vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. 7h sáng 28/9, tâm bão nằm trên đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Theo ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, Noru là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, hoàn lưu rộng. Dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ. Mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006.
Siêu bão Xangsane với sức gió mạnh cấp 13, giật cấp 14 từng càn quét các tỉnh miền Trung vào năm 2006. Bão Xangsane gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung ruột thịt, khiến 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương, gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại, gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại.
Vào 7 giờ sáng nay (27/9), tâm bão Noru cách đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Như vậy chỉ trong vòng hơn một ngày, bão Noru đã tăng gần 3 cấp (từ cấp 12 lên gần cấp 15).
"Chúng tôi đang theo dõi khả năng bão có thể mạnh lên cấp 16 là cấp siêu bão từ chiều đến tối nay. Nếu kịch bản này xảy ra, nhiều nơi phải nâng cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai lên tới cấp cao nhất là cấp 5, cần sẵn sàng cho tất cả tình huống", ông Khiêm nói.
Dự báo từ tối và đêm nay (27/9), đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng ngày mai.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn nhận định, phạm vi ảnh hưởng của bão Noru rất rộng với 9/14 tỉnh/thành phố miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 tỉnh/thành phố được dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15. Đây cũng là 5 tỉnh chịu rủi ro thiên tai cấp 4 - chỉ sau cấp thảm họa.
Dự báo, bão Noru sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm. Do mưa lớn xối xả, tập trung trong thời gian ngắn nên gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Hiện tại, theo Trung tâm Hỗn hợp cảnh báo bão của Hải quân Mỹ (JTWC) & Vệ tinh Himawari-8 (Nhật Bản) cho biết sức gió mạnh nhất của bão Noru đạt được đã trên 200km/h. Chuyên gia khí tượng đánh giá mắt bão Noru lúc này tuy nhỏ nhưng căng mịn, đồng nhất và đối xứng, sẽ tạo ra sức mạnh khủng khiếp.
Trước khi tiến vào biển Đông và càn quét qua Philippines, Siêu Bão Noru có sức gió lên đến 255km/h, là cơn bão thứ hai trên Trái Đất trong năm 2022 đạt cấp độ CAT 5 (Cấp độ bão cao nhất trong thang đo của Mỹ).
Thời điểm cao nhất, gió giật ở vùng tâm bão là 185km/h. Mặc dù bão đang có xu hướng giảm cấp nhưng độ nguy hiểm vẫn ở mức báo động cao nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai cho biết: Một đĩa mây lớn phía Đông Bắc của tâm bão có xu hướng tách khỏi tâm bão. Số liệu đo áp suất tâm bão, tốc độ gió tối đa tại tâm bão cho thấy bão đang có xu hướng giảm cấp khi càng tiếp cận gần bờ. Số liệu gió giật cao nhất trong vòng 1 phút ở vùng tâm bão lúc 19h là 185km/h, số liệu ghi được gió giật cao nhất thời điểm hiện tại là 165km/h. Vận tốc gió đều hiện tại ở tâm bão là 140km/h.
Dự báo trong 4 giờ tới vùng gió mạnh của bão sẽ tiếp cận tới vùng bờ biển của Quảng Nam và Đà Nẵng với vận tốc gió 120-130km/h, giật 150km/h. Dự báo vùng đổ bộ của bão sẽ là khu vực giáp ranh giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, đi chếch theo hướng Tây - Tây Bắc nên Huế cũng là vùng ảnh hưởng gió mạnh của bão. Mọi người ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Huế lưu ý, tâm bão vẫn còn cách bờ biển Đà Nẵng 148km về phía Đông Nam nên gió bão thật sự vẫn chưa vào đất liền. Dù bão giảm cấp so với dự báo nhưng bão vẫn còn rất mạnh, giật trên cấp 13 nên mọi người không được chủ quan. Thời điểm gió mạnh nhất là khoảng 2 giờ sáng ngày 28/9.
Các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên, Nha Trang và Bình Định đã giảm nguy cơ gió lớn. Đề phòng mưa hoàn lưu và gió lốc theo cơn ngắn. Hình đính kèm là ảnh chụp mật độ mây và bề mặt mây từ Himawari-8 cho thấy các khối mây tách tâm bão là nguyên nhân nó giảm cấp. Tôi có nhận định trước đây về việc bão có thể giảm cấp khi các khối mây bị tách khỏi tâm và vỡ cấu trúc với xác suất 20%.
Do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Cù Lao Chàm có gió mạnh cấp 9; Huế có gió giật cấp 6; Đà Nẵng có gió giật cấp 7; Quy Nhơn, Tuy Hòa có gió giật cấp 6. Lượng mưa tính từ 07h đến 22h ngày 27/9 có nơi trên 220mm như: Hồ Thủy Yên (Thừa Thiên Huế) 276.4mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 230.6mm, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 243.6mm,…
Trước đó, hồi 22 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 15. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 70km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11, đảo Phú Quý gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Lúc 13h ngày 27/9, vị trí tâm bão trên vùng biển phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngãi khoảng 270km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 1h ngày 28/9, vị trí tâm bão trên vùng biển Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (167-183km/giờ), giật cấp 17.
Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần.