Dân Việt

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt

Nguyễn Phương 04/10/2022 08:32 GMT+7
Giá dầu thế giới hôm nay có xu hướng tăng mạnh sau khi đã tăng hơn 3% trong đầu phiên giao dịch chiều 3/10. Thông tin quan trọng nhất duy trì đà tăng của giá là khả năng Saudi Arabia có thể tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu để thúc đẩy giá.

Lo ngại nguồn cung thắt chặt và đồng USD suy yếu đã hỗ trợ giá dầu hôm nay tiếp tục có xu hướng tăng mạnh. Mặc dù vậy, đà tăng của dầu thô vẫn đang phải đối diện với áp lực suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu thụ.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh 

Tính đến 8h09 sáng ngày 4/10 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent tăng 0,60% lên 89,392 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 0,44% lên 84 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô có xu hướng tăng mạnh.

Giá dầu ngày 4/10 tiếp tục xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn trong thời gian tới khi các lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, G7 với dầu thô Nga có hiệu lực, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng, trong đó có dầu thô, sẽ tăng vào mùa đông.

Nhiều nguồn tin được phát ra trên thị trường cho thấy OPEC+ sẽ xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày vào cuộc họp chính sách ngày 5/10 tới khi tổ chức này đánh giá lại triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu.

Động thái này của OPEC+ được cho là nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu trong bối cảnh giá dầu thô vừa trải qua 4 tháng giảm giá liên tiếp do nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc giảm khi nước này thực hiện các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt, trong khi lãi suất và đồng USD tăng mạnh đã tạo áp lực không nhỏ lên triển vọng kinh tế toàn cầu.

Ở diễn biến mới nhất, thị trường cũng đặt kỳ vọng vào sự hồi phục nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc khi nước này vừa công bố hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm hoá dầu với trị giá 15 triệu tấn. Điều này được dự báo sẽ kích thích các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tăng cường sản lượng.

Giá dầu hôm nay có xu hướng tăng mạnh còn do Saudi Arabia được cho sẽ tăng giá đối với hầu hết các sản phẩm dầu thô bán sang châu Á vào tháng 11 tới.

Đồng USD tiếp tục suy yếu cùng là nhân tố tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên.

Tuy vậy, đà tăng của giá dầu thô cũng bị hạn chế đáng kể và thiếu ổn định bởi những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) được cho sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mạnh vào tháng tới khi lạm phát trong khu vực vẫn đang treo ở mức 10%.

Giá dầu châu Á đã tăng hơn 3% trong đầu phiên giao dịch chiều 3/10 do Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày.

Đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ đại dịch Covid-19.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng trở lại 2,36 USD (2,8%) lên 87,50 USD/thùng sau khi giảm 0,6% vào thứ sáu (30/6). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 2,9% (2,27 USD) lên 81,76 USD/thùng, sau khi giảm 2,1% trong phiên trước.

Giá dầu đã giảm trong 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6/2022, do thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu Trung Quốc đóng cửa để phòng chống đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu, trong khi lãi suất tăng và đồng USD tăng mạnh đè nặng lên thị trường tài chính toàn cầu.

Để hỗ trợ giá dầu, OPEC+, đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày trước cuộc họp hôm thứ tư (5/10), các nguồn tin cho biết. Nếu được đồng thuận đây sẽ là lần cắt giảm tháng thứ hai liên tiếp của OPEC+ sau khi giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày vào tháng trước.

Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, mặc dù giá dầu Brent có thể nhanh chóng tăng thêm trong ngắn hạn, nhưng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có khả năng hạn chế đà tăng của giá dầu.

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MVX) nhận định: Vẫn còn dư địa tăng, giá dầu nhiều khả năng sẽ đón nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Thông tin quan trọng nhất duy trì đà tăng của giá là khả năng Saudi Arabia có thể tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu để thúc đẩy giá.

Theo tính toán, nếu OPEC+ quyết định cắt giảm sản lượng ở mức 500.000 thùng/ngày, thì xét về tổng thể, với 14 trên tổng số thành viên và đồng minh đang sản xuất ở dưới hạn ngạch, chỉ có 6 nước là Saudi Arrabia, UAE, Kuwait, Gabon, South Sudan và Algeria sẽ thực sự phải hạn chế sản xuất trong tháng 11. 

Điều này về lý thuyết sẽ khiến cho tổng sản lượng nhóm trong tháng 11 giảm khoảng 126.000 thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 0,12% nguồn cung dầu thế giới, một con số không đáng kể. 

Tuy nhiên, với mức giảm 1 triệu thùng/ngày, sản lượng sẽ giảm khoảng 337.000 thùng/ngày. 

Kết hợp với số liệu trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn của EIA tháng 9, con số này sẽ đẩy thị trường từ mức thặng dư nhẹ sang mức gần như cân bằng. 

Nếu Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm thêm vài trăm nghìn thùng dầu mỗi ngày nữa, thì thị trường sẽ quay trở lại trạng thái thiếu hụt. 

Kết hợp với gói cấm vận thứ 7 đi vào hiệu lực, châu Âu ngừng nhập khẩu dầu bằng đường biển từ Nga từ tháng 12, và châu Á cũng đang giảm bớt các chuyến tàu nhập khẩu dầu Urals, thị trường có thể mất thêm 500.000 thùng dầu/ngày trong các tháng cuối năm. 

Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ để cho giá có thể quay trở lại vùng 90 USD/thùng trong vài tháng tới. Rủi ro còn lại là khả năng kinh tế thế giới suy thoái nặng nề và khiến nhu cầu giảm mạnh hơn là các ước tính hiện tại. 

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, ngày 3/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 3/10.

Liên bộ Công Thương - Tài chính cho biết giá xăng, dầu bán lẻ chính thức áp dụng từ 15 giờ chiều ngày 3/10 tiếp tục giảm thêm 328 - 1.141 đồng/lít so với kỳ điều hành trước đó vào ngày 21/9.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 741 đồng/kg. Đồng thời không thực hiện chi Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, giá bán lẻ xăng, dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 3/10 đều giảm so với giá bán hiện hành. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.732 đồng/lít, giảm 1.049 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng RON 95-III không cao hơn 21.443 đồng/lít, giảm 1.141 đồng/lít.

Giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 22.208 đồng/lít, giảm 328 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 21.688 đồng/lít, giảm 753 đồng/lít. Giá dầu mazút 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg, giảm 562 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 4/10: Dầu thô tăng vọt, sợ nguồn cung thắt chặt - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, ngày 3/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng giá xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 3/10.

Trong kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ. Giá xăng dầu trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm theo xu hướng giảm chung của thị trường thế giới để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều dầu diesel. Sau nhiều lần điều chỉnh, giá xăng dầu hiện tại đã về mức tương đương tháng 9/2021.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng, dầu giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 4/10 như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.732 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 21.443 đồng/lít; giá dầu điêzen 0.05S không cao hơn 22.208 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 21.688 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.094 đồng/kg.

Bộ Công Thương cho biết, kế hoạch sản xuất xăng dầu của 2 nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn trong quý III dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu). Hiện 2 nhà máy đều đang vận hành ở công suất tối đa, nhà máy Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong 6 tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận. Đồng thời Bộ tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm soát khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Để giảm chi phí, bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 2 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu và đang xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT.