Giá thép cuối tuần giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ lên mức 3.647 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 15 nhân dân tệ, lên mức 3.557 nhân dân tệ/tấn.
Tại Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu, thành phần sản xuất thép cũng tăng trở lại từ mức thấp nhất trong hơn sáu tuần trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, sau khi có thông tin về việc nới lỏng hạn chế Covid-19.
Giá quặng sắt phản ánh nhu cầu ảm đạm khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid mặc dù nước này đang gây tổn hại cho nền kinh tế.
Giá quặng sắt giao tháng 11 trên Sàn giao dịch Singapore tăng 1,6% lên 91,25 USD/tấn, sau khi giảm xuống 89,20 USD/tấn.
Giá quặng sắt trong tháng 1 được giao dịch nhiều nhất tại Đại Liên tăng 1,5% lên 686 nhân dân tệ (tương đương 94,68 USD)/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng trong bối cảnh sản xuất thép ở Trung Quốc tăng.
Hiệp hội Thép Thế giới đã dự đoán nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm nay, do rủi ro suy thoái và sự hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và sự suy thoái của lĩnh vực bất động sản.
Giá thép Trung Quốc cũng tăng trở lại mặc dù mức tăng đã bị hạn chế. Các nhà phân tích của Sinosteel Futures cho biết, thị trường đang tạm thời thiếu các chủ đề mới để tăng giá hoặc thúc đẩy niềm tin thị trường.
Trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,6%, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,7% và thép cuộn tăng 0,3%.
Giá các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép khác của Đại Liên cũng tăng, với giá than cốc và than luyện cốc tăng lần lượt 1,5% và 0,3%.
Trong khi đó, với ngành xi măng, thông tin từ Hiệp hội xi măng cho biết theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng, trong tháng 9, sản lượng tiêu thụ xi măng đạt khoảng 7,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn so với tháng 8 và giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng xi măng tiêu thụ trong nước khoảng 5,4 triệu tấn; xuất khẩu xi măng ước đạt khoảng 2,2 triệu tấn.
Nguyên nhân sụt giảm chủ yếu là Trung Quốc hạn chế mở cửa để thực hiện chống dịch Covid-19 khiến sản lượng xuất khẩu sản phẩm xi măng giảm mạnh.
Trong tháng 9, giá bán xi măng tương vẫn duy trì ở mức đương tháng 8.
Tính chung 9 tháng năm 2022, lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 73 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 49 triệu tấn, tăng 5% cùng kỳ năm 2021 nhưng xuất khẩu sản phẩm xi măng giảm mạnh, khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2021; ước đạt khoảng 24 triệu tấn.
Theo Vụ Vật liệu xây dựng, tồn kho cả nước 9 tháng 2022 khoảng 5,9 triệu tấn tương đương khoảng 25 - 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.
Các chuyên gia trên lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng, hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sản phẩm xi măng lớn, chiếm khoảng 50% sản lượng xuất khẩu xi măng của Việt Nam. Trong bối cảnh quốc gia này vẫn hạn chế mở cửa để chống dịch Covid-19 thì việc xuất khẩu sản phẩm xi măng được dự báo sẽ còn gặp khó khăn.
Cùng với đó, các nhà máy xi măng đang rất khó khăn trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào cao, đặc biệt là giá than, chiếm trên 60% giá thành sản xuất, buộc các nhà máy phải điều chỉnh kế hoạch, sản lượng sản xuất.
Trong nước, chiều 12/10, một số doanh nghiệp lớn thông báo giảm giá thép xây dựng trong nước lần thứ 3 sau 3 lần tăng liên tiếp.
Thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục giảm giá bán, với dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm sâu 700 đồng, có giá 14.600 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý đang ở mức thấp nhất trong vòng 30 ngày qua.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ghi nhận mức 200 đồng, xuống mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm giá, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Trước đợt điều chỉnh này, giá thép tăng 3 lần với tổng mức tăng lên đến khoảng 2 triệu đồng/tấn.
Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
VSA cho rằng việc nhu cầu quý IV có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép VAS vào ngày 13/10 điều chỉnh giảm, với thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, xuống mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 giảm 360 đồng, có giá 14.410 đồng/kg.
Thương hiệu thép Hòa Phát giữ nguyên giá bán so với ngày hôm qua, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 giữ nguyên ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.
Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.
Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm giá, với dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.
Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; tuy nhiên, dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng xuống mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg - giảm 310 đồng.
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 còn ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.