Một số vựa mít Thái ở huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho hay, giá mít Thái hôm nay 1/11 tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua ở hầu hết các loại mít. Cụ thể, các vựa mua mít Kem lớn (hoặc mít Nhất) 17.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ (hoặc mít nhì) từ 13.000 đồng/kg, mít loại ba (hoặc kem rớt) là 8.000 đồng/kg.
Cũng tại Tiền Giang, các thương lái vào các vườn ở Tiền Giang mua mít Kem lớn (hoặc mít Nhất) từ 15.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ (hoặc mít Nhì) từ 11.000 đồng/kg, mít loại ba (hoặc kem rớt) 6.000 đồng/kg.
Cũng như giá mít Thái Tiền Giang, giá mít Thái hôm nay 1/11 tại Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ tăng 1.000 đồng/kg so với ngày trước đó.
Tại các địa phương này, các vựa mua mít Kem lớn (hoặc mít Nhất) từ 16.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ (hoặc mít Nhì) từ 12.000 đồng/kg, mít loại ba (hoặc kem rớt) từ 7.000 đồng/kg.
Các thương lái vào vườn cắt, mua mít Kem lớn từ 14.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ từ 10.000 đồng/kg, mít loại ba (hoặc kem rớt) từ 5.000 đồng/kg.
Một số hộ dân trồng mít Thái ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện nay tình trạng xơ đen mít Thái diễn ra rất nhiều, nguyên nhân là bước vào thời điểm mưa nhiều kéo dài, vi khuẩn xó điều kiện phát triển, gây hại cho trái.
Khi trái mít Thái xơ đen, thương lái và vựa sẽ không mua, trong khi đó nhà vườn đã bỏ ra thời gian dài để chăm sóc, tốn rất nhiều công sức và chi phí.
Để hạn chế tỉ lệ mít xơ đen trong mùa mưa, một số hộ dân có nhiều năm kinh nghiệm trồng mít Thái cho hay, phải phun thuốc ngừa xơ đen từ rất sớm, nếu trái đã bị xơ đen thì phải cắt bỏ trái đó.
"Trong trường hợp trời mưa liên tục và kéo dài thì phải phun ngừa mít Thái xơ đen từ khi cây ra búp bông, chưa nở và phun liên tục cho đến khi trái thụ phấn xong" - Anh Lê Văn Hòa ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nói.
Theo anh Hòa, phải phun thuốc đúng giai đoạn, tức là từ lúc cây mít Thái ra búp bông cho đến khi thụ phấn thì mới đạt hiệu quả. Lúc này thuốc có dụng bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào bên trong trái, gây ra tình trạng xơ đen.
Còn thuốc phun ngừa xơ đen có thể dùng các loại thuốc trừ vi khuẩn đang được bán nhiều ở thị trường. Khi phun, chỉ nên phun xa bông. Ngoài ra, nên kết hợp bón vôi dưới gốc mít, hạn chế nấm khuẩn có điều kiện phát triển mạnh trong mùa mưa.