Chủ nghĩa toàn trị được phương Tây mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, nhưng những nỗ lực đó sẽ không có kết quả
"Phương Tây là kẻ thù chính của nền kinh tế thị trường. Họ muốn thiết lập áp giá trần nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Chủ nghĩa toàn trị được phương Tây mở rộng sang lĩnh vực kinh tế. Nhưng những nỗ lực đó sẽ không có kết quả. Moscow sẽ không xuất khẩu dầu và khí đốt, xăng trong tình trạng này", Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Quốc tế có trụ sở tại Vienna, ông Mikhail Ulyanov vừa cho biết khi bình luận về kế hoạch của Liên minh châu Âu nhằm áp đặt giá trần đối với dầu mỏ.
Tờ Bloomberg đã báo cáo trước đó trích dẫn các nguồn tin của mình rằng, Liên minh châu Âu phối hợp với Nhóm G7 đang xem xét mức giá áp trần đối với dầu của Nga ở mức 65-70 đô la Mỹ mỗi thùng.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 13/10 cho biết Mátxcơva sẽ không xuất khẩu dầu sang các nước sẽ áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga. "Giá nên hình thành theo phương tiện và cơ chế thị trường, dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu", ông nói tại diễn đàn Tuần lễ Năng lượng Nga.
Tổng thống Putin đã cảnh báo rằng, việc áp trần giá dầu Nga tiềm ẩn nguy cơ áp trần giá trong các lĩnh vực khác, điều này có hại cho nền kinh tế thị trường toàn cầu và phúc lợi của hàng tỷ người
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào ngày 12 tháng 10 rằng, Moscow sẽ không xuất khẩu tài nguyên năng lượng của mình cho những nước áp đặt giá trần đối với dầu mỏ của họ. Ông gọi việc áp dụng áp trần giá là "thủ thuật đánh bài" và "tống tiền trắng trợn". Bên cạnh đó, trong bài phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Nga, tổng thống đã cảnh báo rằng việc áp trần giá dầu tiềm ẩn nguy cơ áp trần giá trong các lĩnh vực khác, điều này có hại cho nền kinh tế thị trường toàn cầu và phúc lợi của hàng tỷ người.
Người Nga chật vật, u ám hơn khi hoạt động quân sự của Putin kéo dài và các biện pháp trừng phạt của Phương Tây gây thiệt hại nghiêm trọng
Tháng 11 và tháng 12 được biết đến là những tháng buồn nhất ở Moscow. Ngày ngắn và mau tối, thời tiết quá lạnh và ẩm ướt khi ở ngoài trời nhiều. Năm nay, cảm giác u sầu càng tăng lên khi nhìn thấy nhiều cửa hàng đóng cửa trên nhiều đường phố của thủ đô nước Nga, khi các doanh nghiệp phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế do các biện pháp trừng phạt ồ ạt của phương Tây nhằm đáp trả cuộc chiến ở Ukraine, mà các quan chức Nga vẫn gọi là một "sự kiện đặc biệt".
Lisa, 34 tuổi, từ chối cho biết họ của mình, và nói rằng cô ấy là một nhà sản xuất phim, cho biết: "Tâm trạng ở Moscow và đất nước hiện đang vô cùng u ám, yên tĩnh, đáng sợ và vô vọng. Thời hạn lập kế hoạch kinh doanh, làm ăn sinh sống thấp hơn bao giờ hết. Mọi người không biết điều gì có thể xảy ra vào ngày mai hoặc trong một năm nữa".
Trước đây, các kệ hàng ở hầu hết các cửa hàng vẫn đầy ắp hàng, giờ đây các sản phẩm phương Tây ngày càng trở nên khan hiếm và rất đắt đỏ, càng đẩy giá cả lên cao, điều đó đã đè nặng lên nhiều hộ gia đinh ở Nga. Lisa cho biết: "Những mặt hàng quen thuộc biến mất, bắt đầu từ giấy vệ sinh và Coca-Cola, kết thúc là quần áo'.
"Tất nhiên, bạn có thể quen với tất cả những điều này, đây không phải là điều tồi tệ nhất", cô nói. Nhưng Lisa cũng chỉ trích các chính phủ và công ty phương Tây đã rời bỏ thị trường Nga để phản ứng lại cuộc xâm lược Ukraine. "Tôi thực sự không biết làm thế nào điều này giúp giải quyết xung đột, bởi vì nó ảnh hưởng đến những người bình thường, vốn không phải những người đưa ra quyết định cho cuộc chiến này", Lisa nói.
Một số nhà kinh tế tin rằng, Nga sẽ phải đối mặt với khó khăn kinh tế ngày càng tăng và dân số sẽ ngày càng chỉ trích "chiến dịch quân sự đặc biệt" trong bối cảnh những thất bại ngày càng gia tăng như đã thấy ở thành phố Kherson phía nam Ukraine, nơi một cuộc tấn công kiên quyết của Ukraine đã buộc Nga phải rút quân.
Sergey Javoronkov, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách Kinh tế Gaidar, cho biết tâm trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn so với trước đây, do "cả cái giá phải trả về kinh tế và sự không hài lòng với nhiệm vụ không được giải quyết", trái ngược với những kỳ vọng do chính phủ Nga tạo ra.
"Các quan chức hứa sẽ chiếm Kyiv trong ba ngày, nhưng như chúng ta thấy, điều đó hóa ra là ngu ngốc", ông nói với Đài CNN.
Thiếu công nghệ phương Tây
Khi được hỏi tâm trạng của cộng đồng doanh nghiệp Nga như thế nào trước viễn cảnh xung đột kéo dài, Javoronkov chỉ dùng một từ duy nhất: "Bi quan!"
Javoronkov nói: "Các chuyên gia kinh tế nhận ra rằng, nền kinh tế Nga sẽ không được mong đợi gì nếu các hành động quân sự tại Ukraine cứ thế mà tiếp tục. Nền kinh tế Nga giờ đây đã chính thức rơi vào suy thoái mà tôi tin rằng điều này sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn nữa".
Các hãng công nghiệp của nước này đang phải đối mặt với những vấn đề lớn trong việc thay thế công nghệ phương Tây, khiến công ty ô tô AvtoVAZ – nhà sản xuất thương hiệu xe Lada – phải tạm dừng sản xuất vào đầu năm nay, và sau đó chuyển sang sản xuất một số loại xe không có các tính năng điện tử cơ bản như túi khí và Hệ thống chống bó cứng phanh.
"Kêu gọi hãy quốc hữu hóa mọi thứ, nhưng chúng ta sẽ lái xe gì, gọi điện thoại như thế nào, chúng ta sẽ làm gì khi tất cả công nghệ của chúng ta là từ phương Tây?"
Các vấn đề bao trùm mọi lĩnh vực, từ ngành hàng không đến điện tử tiêu dùng, khiến cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev kêu gọi quốc hữu hóa tài sản nước ngoài. Nhưng Yevgeny Popov, một nhà báo nổi tiếng và là thành viên của quốc hội Nga, đã xé toạc ý tưởng của Medvedev trong một khoảnh khắc hiếm hoi để chỉ trích công khai.
"Chúng ta sẽ lái cái gì, chúng ta không có gì để lái. Chúng ta sẽ lái xe lửa chứ?", Popov mắng một cựu tướng Nga, người ủng hộ ý tưởng quốc hữu hóa trên chương trình trò chuyện truyền hình nhà nước "60 Minutes".
"Kêu gọi hãy quốc hữu hóa mọi thứ, nhưng chúng ta sẽ lái xe gì, gọi điện thoại như thế nào, chúng ta sẽ làm gì? Khi tất cả công nghệ của chúng ta là từ phương Tây", Popov nói.
Trước mắt, Điện Kremlin đã và đang thúc đẩy ý tưởng thay thế hàng hóa phương Tây bằng các sản phẩm và công nghệ từ các nước đồng minh như Trung Quốc hoặc Iran, đồng thời tăng cường sản xuất của chính Nga.
Huỳnh Dũng- Theo Nytimes/CNN/Tass/Ispionline