Trao đổi với PV Dân Việt về việc doanh nghiệp thuỷ sảnề quá trình kháng kiện của các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho rằng: Trải qua 20 năm đối diện với các vụ kiện phòng vệ thương mại, ngành thủy sản là minh chứng rõ nét nhất trong các ngành tận dụng cơ hội của các hiệp định thương mại.
Mặc dù phải đối mặt với rào cản về PVTM hay vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chúng ta dần dần thích nghi, đạt kết quả tích cực.
Cụ thể, ngay từ khi đầu ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, xuất khẩu tăng nhanh. Thế nhưng, ngay lập tức đối mặt với điều tra chống bán phá giá với 1 cuộc điều tra PVTM với cá tra, cá basa và 3 cuộc với tôm. Như vậy, tổng cộng có 4 cuộc điều tra đối với ngành thủy sản của Việt Nam.
Theo ông Dũng, trong 4 cuộc, cuộc điều tra năm 2013 và năm 2019 về chống trợ cấp và lẩn tránh không bị áp thuế. Các bộ ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, cùng các DN đều đồng hành phối hợp ứng phó trước, trong quá trình điều tra và rà soát hành năm.
"Trong các trường hợp thấy các cuộc điều tra của Hoa Kỳ có vi phạm các quy định hiệp định thương mại, chúng ta dám đưa các vụ việc ra giải quyết tranh chấp tại WTO", lãnh đạo Cục PVTM cho hay.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, đến nay, có 5 vụ được đưa ra giải quyết tranh chấp, có 4 vụ thuộc ngành thủy sản, 3 vụ việc có kết quả tích cực.
"Trong suốt quá trình Hoa Kỳ điều tra rà soát hàng năm, các DN đã có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với PVTM. Như năm 2002, 2003 nhiều DN còn bỡ ngỡ, có phần e dè thậm chí thất vọng khi theo đuổi hội nhập nhưng gặp phải rào cản thương mại", ông Dũng cho hay.
Đại diện Cục PVTM cho rằng: Sau khi tìm hiểu và phối hợp cơ quan nhà nước, các DN đã quen và năng lực ứng phó PVTM tốt hơn, trong đó ngành thủy sản có năng lực ứng phó cao trong các nhóm ngành xuất khẩu.
Hàng năm Hoa Kỳ trên cơ sở có rà soát, DN chủ động tham gia cung cấp thông tin, thậm chí chủ động rà soát để được đánh giá khách quan, công bằng. Trong lần điều tra ban đầu thuế lên tới gần 30%, sau nhiều rà soát chỉ còn 1 – 3% hay 1 số DN chỉ còn chịu thuế 0%.
Đến nay có 10 DN không chịu thuế, chiếm tổng ngạch trên 95% xuất khẩu cá tra, cá basa. Điều này, thể hiện năng lực của ngành sản xuất đặc biệt là cá tra, cá basa.
"Chúng tôi rất mừng vì sản phẩm thủy sản, đặc biệt là cá tra, cá basa thuần túy sản xuất tại Việt Nam do người nông dân nuôi trồng, sản xuất chế biến và xuất khẩu, do đó giá trị gia tăng lớn", ông Dũng nói.
Điều này khẳng định, người dân DN có thể chủ động nắm bắt cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên quan đến PVTM, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNTVN đều chủ động để phối hợp với DN, cùng ứng phó với các động thái của các nước nhập khẩu. Chúng tôi trao đổi với Chính phủ sẵn sàng dùng các biện pháp được cho phép, bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta.