Dân Việt

Điều đặc biệt về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội

Phương Linh - Nguyễn Tùng 04/01/2023 06:32 GMT+7
Nằm trên con phố Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP.Hà Nội), Gò Đống Đa là nơi duy nhất trong 13 gò còn được người dân lưu giữ cho tới ngày nay.

Clip di tích lịch sử Gò Đống Đa. Thực hiện: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 2.

Theo các tư liệu lịch sử, Gò Đống Đa xưa kia là một trong những gò đất thuộc xứ Đống Đa. Tên gọi "Đống Đa" được dân gian lưu truyền từ nhiều năm trước bởi trước kia đây là nơi cây cối mọc um tùm, đặc biệt có cây đa lớn. Di tích lịch sử Gò Đống Đa là nơi từng khiến các chuyên gia và nhà nghiên cứu phải tốn "giấy mực". Trải qua hàng trăm năm tồn tại, địa danh này đến nay vẫn chứa khá nhiều câu chuyện bí ẩn. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 3.

Cổng miếu được khắc nổi hai câu đối bằng sứ do Tam nguyên Vũ Phạm Hàm viết, nhằm ca ngợi khí tiết của hai vị Tổng đốc anh hùng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 4.

Trên đỉnh gò, có một tấm bia đá nặng 8 tấn khắc lời hịch của vua Quang Trung được dựng từ năm 1989. Ngày nay, phía trước bia luôn đặt một bát hương nghi ngút khói giúp nhân dân đến bày tỏ lòng thành kính đối với vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 5.

Đặc biệt, ít ai biết rằng chiếc cổng cổ nằm trên đỉnh gò vốn có nguồn gốc từ Trung Liệt miếu (hay Vũ miếu), một ngôi miếu thờ các nhân vật quân sự do các triều đại phong kiến Việt Nam xây dựng. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 6.

Miếu Trung Liệt vốn được xây dựng năm Chính Hòa thứ 6 đời vua Lê Hy Tông (1685). Đến thế kỷ 19, miếu được di dời tới gò Đống Đa và thờ các vị quan nhà Nguyễn đã hy sinh trong chiến đấu như Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu,... Năm 1946, vua Quang Trung cũng được người dân thờ phụng tại miếu. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 7.

Tượng đài vua Quang Trung- Nguyễn Huệ tại Gò Đống Đa.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 8.

Hiện nay, du khách ghé thăm Gò Đống Đa chỉ còn được chứng kiến một phần thềm đá. Ông Nguyễn Văn Mạch (67 tuổi), một người dân sinh sống tại quận Quang Trung cho biết, cách đây khoảng 50 năm, miếu Trung Liệt sau thời gian dài tồn tại đã bị phá dỡ và cho đến ngày nay chỉ còn lại phế tích. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 9.

Không chỉ là một địa điểm mang giá trị lịch sử, Gò Đống Đa còn là nơi để người dân đến vui chơi. Cảnh quan thoáng đãng cùng địa hình gò dốc của tại đây là điều kiện lý tưởng để người dân hàng ngày đi bộ, rèn luyện sức khỏe. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Bí ẩn ít ai biết về phế tích trên Gò Đống Đa Hà Nội - Ảnh 10.

Gò Đống Đa có tổng diện tích 6.000m2. Lối dẫn lên gò được xây dựng thêm các bậc thang đá cũng như trồng nhiều loại cây tỏa bóng mát. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.