Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải trước kỳ nghỉ Tết tăng 4 nhân dân tệ, lên mức 4.130 nhân dân tệ/tấn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường sắt thép thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi trong khoảng 2 tháng trở lại đây, với kỳ vọng nhu cầu sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ. Nhịp tăng của giá sắt thép có phần chững lại, trong bối cảnh gián đoạn vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc đang cản trở sức tiêu thụ.
Tuy nhiên, MXV nhận định, đà tăng mạnh sẽ nhiều khả năng sẽ sớm quay trở lại khi quốc gia tiêu thụ chính là Trung Quốc thoát khỏi đỉnh dịch và tập trung vào phục hồi tăng trưởng.
Do đó, trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn đang được hưởng lợi từ việc nhập khẩu sắt thép. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn mà nhiều dự án gấp rút hoàn thành tiến độ, thúc đẩy nhu cầu sắt thép.
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 15 ngày đầu tháng 12/2022, nước ta đã nhập khẩu 546,9 nghìn tấn sắt thép các loại, tương đương kim ngạch 475,9 triệu USD. Trong khi đó, tổng lượng xuất khẩu chỉ đạt 334.500 tấn, trị giá 222,1 triệu USD.
Trước đó cận kề Tết Nguyên đán 2023, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng có xu hướng tích trữ hàng phục vụ cho hoạt động tại các nhà máy. Với đà phục hồi dần của thị trường sắt thép trên thế giới, các doanh nghiệp nội địa cũng cần phải nâng cao chất lượng và vị thế cạnh tranh trên cả thị trường nội địa và thương mại quốc tế.
Trong năm 2023, VSA cũng dự báo, giá nguyên vật liệu đầu vào quan trọng cho sản xuất thép như quặng sắt đã lấy lại đà phục hồi đáng kể sau khi chạm đáy vào cuối tháng 10/2022. Ðến nay, giá quặng sắt đã tăng 36%, chủ yếu do kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với bức tranh nhu cầu đang tăng trở lại trên thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới là Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thực thi mạnh mẽ nhiều chính sách giải cứu thị trường bất động sản cũng là nguyên nhân giúp ngành thép có thêm động lực tăng trưởng, nhất là sau khi nước này dỡ bỏ chính sách Zero Covid và mở cửa trở lại. Dự báo mới đây của Hiệp hội thép Thế giới cũng nhận định, nhu cầu thép thế giới sẽ hồi phục nhẹ trong năm 2023, ở mức +1% (đạt 1,8 tỷ tấn), sau khi suy giảm 2,3% trong năm 2022 (đạt 1,79 tỷ tấn) và đà phục hồi giá thép trở nên rõ rệt hơn kể từ đầu tháng 12/2022 đến nay.
Thị trường thép xây dựng nội địa cũng đã có đợt điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2023, trong vòng vài tuần qua, nhiều thương hiệu thép đã điều chỉnh giá bán vài lần với biên độ dao động tăng khoảng 300 nghìn đến 600 nghìn đồng/tấn. Theo đó, thép Hòa Phát đã tăng giá mạnh sản phẩm thép cuộn CB240 lên mức 14,94 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 lên mức 15,02 triệu đồng/tấn kể từ tháng 12/2022 sau khi liên tục giữ giá. Thép Việt Ý với dòng thép cuộn CB240 có giá 14,9 triệu đồng/tấn; còn thép D10 CB300 giá 15 triệu đồng/tấn.
Với mức điều chỉnh này, giá bán bình quân thép xây dựng của Việt Nam tính từ đầu tháng 12 cho tới nay tăng từ 0,4-1% so với tháng 11/2022, vẫn thấp hơn nhiều so mức tăng của các nước trên thị trường thế giới (từ 2,9 đến 4,7%) tùy theo khu vực. Do đó, dư địa tăng giá bán và nâng cao năng lực cạnh tranh của thép Việt Nam còn nhiều. Bởi thời điểm này các quốc gia trên thế giới đều đang đẩy mạnh xây dựng các công trình sau một thời gian dài "trầm lắng" vì chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong khi đó, sản xuất và xuất khẩu thép xây dựng lại đang là thế mạnh chính của Việt Nam.
Theo các chuyên gia ngành thép, đây có thể sẽ là cơ hội tốt cho hoạt động thương mại quốc tế của ngành thép trong nước trong việc tìm kiếm thêm các đối tác tiềm năng, mở lối đi rộng hơn cho hoạt động xuất khẩu. Từ đó có thể giúp Việt Nam có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới mở rộng thị phần quốc tế, cải thiện biên lợi nhuận của các nhà sản xuất.
Cùng với đó, khi nhu cầu giải ngân vốn đầu tư công (dự kiến có khoảng 793 nghìn tỷ đồng) trong năm 2023 tăng lên cũng là động lực mạnh mẽ thúc đẩy xây dựng các dự án hạ tầng, công trình trọng điểm, giúp ngành thép tạo thêm đà tăng trưởng. Chính phủ và các địa phương cần nhanh chóng rà soát, hoàn thiện khung pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thép trong nước giữ vững thị phần và có động lực để phát triển trong thời gian tới.
Ngày 6/1, thị trường thép trong nước có sự điều chỉnh giá bán với dòng thép cuộn CB240. Trong lần điều chỉnh này, thép Hòa Phát tăng giá mạnh sản phẩm thép cuộn CB240 200 đồng, lên mức 14.940 đồng/kg tại thị trường miền Bắc. Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 200 đồng, ở mức 15.050 đồng/kg tại thị trường miền Trung. Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 tăng giá lần thứ 3 trong vòng 30 ngày, qua ngưỡng 14.870 đồng/kg tại thị trường miền Nam.
Sau khoảng thời gian ổn định, các doanh nghiệp thép lại rục rịch điều chỉnh, đây là đợt điều chỉnh giá đầu tiên trong năm 2023. Cuối năm 2022, nhiều thương hiệu đã điều chỉnh giá vài lần.
Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong đầu năm 2023 bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng, nhu cầu thép năm nay có thể tăng mạnh hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho thép của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định ngành thép đã trải qua năm 2022 đầy khó khăn, sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,3 triệu tấn, giảm 12% và bán hàng thép các loại đạt 27,3 triệu tấn, giảm 7% so với năm 2021.
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 tăng mạnh giá bán 200 đồng, lên mức 14.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Ý cũng tăng 200 đồng với dòng thép cuộn CB240 lên mức 14.900 đồng/kg; còn thép D10 CB300 vẫn bình ổn, có giá 15.000 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 cũng tăng 200 đồng, lên mức 14.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.
Thép VAS, dòng điện cuộn CB240 ở mức 14.870 đồng/kg - tăng 200 đồng; dòng thép thanh sơn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Tương tự, thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 thay đổi từ mức 14.670 đồng/kg lên 14.870 đồng/kg; thép thanh sơn D10 CB300 ở mức 14.870 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 tăng 210 đồng, lên mức 14.700 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.860 đồng/kg - tăng 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.
Thép Pomina tiếp tục ổn định từ ngày 24/12 đến nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh sơn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.
Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 200 đồng, ở mức 15.050 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 tăng 200 đồng, chạm mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thép Hòa Phát, dây chuyền thép cuộn CB240 cũng tăng 200 đồng, hiện ở mức 14.910 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép thanh sơn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 tăng giá lần thứ 3 trong vòng 30 ngày qua ngưỡng 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 tăng giá 15.070 đồng/kg - tăng 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.