Ông cho biết: Năm 2017, gia đình chuyển 1,5 ha cà phê, chuối và mì sang trồng rau xanh. Các loại rau như: đậu cô ve, dưa leo, bắp cải, su hào, mướp đắng… được ông canh tác hợp lý, tùy theo nhu cầu của thị trường mà trồng nhiều hay ít.
Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về trên 400 triệu đồng từ vườn rau xanh. “Trồng rau xanh bắt buộc mình phải nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm cũng như thị trường. Hiện nay, giá rau đang tăng cao nên chúng tôi rất phấn khởi. Mỗi ngày, tôi bán ra thị trường khoảng 1,5 tạ dưa leo, 1 tạ đậu cô ve với giá 12-20 ngàn đồng/kg. Vào vụ rau Tết, gia đình tôi đã trồng thêm ớt và mướp đắng”-ông Hải cho hay.
Nhờ đó, ông không chỉ tiết kiệm được nguồn nước tưới và nhân công lao động mà còn hạn chế được số cây bị dập, hao hụt khi tưới nước theo cách truyền thống, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận cho gia đình.
Ông Nhật chia sẻ: “Tôi có trên 3 sào rau xanh được chuyển đổi trên diện tích trồng hồ tiêu bị chết. Từ khi trồng rau xanh, gia đình tôi thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí”.
Vườn rau của hộ ông Nguyễn Văn Nhật (làng Ring Răng, (xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chuẩn bị vào vụ Tết. Ảnh: Trần Dung
Các hộ nông dân được chia sẻ kinh nghiệm, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc rau xanh an toàn, dùng lượng phân, thuốc đúng quy định để có thể hạn chế được sâu bệnh và đem lại năng suất cao. Cùng với đó, các thành viên trong tổ còn lắp đặt hệ thống nước tưới tự động nhằm giảm sức lao động, chi phí đầu tư, tăng thu nhập.
Người dân làng Ring Răng thu hoạch đậu cô ve. Ảnh: Trần Dung.
Riêng từ tháng 11-2022 đến nay, giá nhiều loại rau quả tăng cao nên người dân rất phấn khởi. Hiện nay, cùng với việc tích cực thu hoạch rau cung ứng cho thị trường, các hộ dân ở làng Ring Răng cũng đang tập trung chăm sóc vụ rau mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.