Đầu xuân đã qua, vạn vật hồi sinh, các loại cây cảnh đều bừng bừng sức sống mới. Có nhiều cây bắt đầu kết thúc vụ hoa của mình, chuyển sang giai đoạn mới.
Lúc này là thời điểm phù hợp nhất để bạn thực hiện một số thay đổi cho khu vườn của mình, cắt tỉa, bảo dưỡng cây cảnh, giúp chúng phục hồi sau thời gian ra hoa hoặc ngủ đông kéo dài, giúp chúng phát triển tốt hơn.
Các cây cảnh phải được chăm sóc thật tốt để nhanh chóng phủ xanh khu vườn và chuẩn bị ra hoa vào mùa hè. Do đó, nếu bạn muốn khu vườn của mình phát triển quanh năm, bạn phải nắm bắt cơ hội của mùa xuân để chăm sóc cây cảnh. Như vậy có thể đạt được kế hoạch tốt nhất.
Trong mùa xuân, 3 việc bạn cần làm ngay cho cây cảnh và khu vườn của mình.
Nếu bạn chưa bắt đầu xây dựng khu vườn của mình, bây giờ là mùa tốt nhất để xây dựng khu vườn. Vì sao nên chọn thi công sân vườn vào mùa xuân?
Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ sống của cây cảnh cao và phát triển nhanh chóng, hiệu quả có thể thấy ngay sau khi xây dựng xong.
Sau khi thích nghi và phát triển vào mùa xuân và mùa hè, tích lũy dinh dưỡng vào mùa thu, cây cối sẽ xanh tươi và ra hoa mạnh mẽ trong mùa đông xuân tới.
Nếu bạn đã có một khu vườn được xây dựng tốt trong nhà, nhưng bạn không hài lòng với một phần chức năng hoặc cảnh quan, bạn có thể xem xét nâng cấp nó để làm cho khu vườn hài hòa hơn về tổng thể, "ưng con mắt" hơn.
Mùa xuân khiến cho việc nâng cấp khu vườn được dễ dàng hơn. Trước hết là khí hậu phù hợp, khiến mọi người xúc đất, trồng cây không mệt mỏi. Ngoài ra, mùa xuân mát mẻ, khi bạn trồng các cây cảnh mới chúng cũng dễ dàng thích ứng, làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót khi trồng cây cảnh.
Sau một mùa đông lạnh giá, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều loại cây trồng đã bị hư hại với các mức độ khác nhau. Do đó, bạn nên tìm cách cứu chữa cho chúng vào mùa xuân này.
Khi thấy có gốc cây héo úa, bạn có thể nhấc nhẹ cây lên, nếu cây còn sống thì bộ rễ sẽ có cảm giác dính vào đất, không dễ bị nhấc lên; nếu nhấc lên dễ dàng thì bộ rễ của cây đã bị mục nát cần bỏ.
Đối với một số cây cảnh vừa trải qua một mùa ra hoa rực rỡ, bạn cần nhanh chóng "cạo trọc" cho chúng. Bạn nên cắt bỏ toàn bộ lá, cành nhỏ chỉ chừa lại 1 số gốc lớn.
Sau khi "cạo đầu", bạn đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ và thông gió tốt. Nhớ đừng tưới nước để tránh vết thương bị thối rữa.
Một thời gian, mầm cây sẽ được kích thích mọc trở lại và chuẩn bị dih dưỡng cho 1 mùa hoa mới.
Ngoài ra, những bộ phận cành lá héo úa, sâu bệnh cũng cần được loại bỏ. Các bộ phận hoại tử, bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến các phần khỏe của cây nên cần cắt bỏ kịp thời.
Đối với 1 số cây cảnh cần thay chậu, đổi đất, sau khi lấy cây ra khỏi chậu, nên cắt bỏ những rễ thối. Sau đó bôi dung dịch carbendazim hoặc thuốc tím lên thân cây để tránh nhiễm trùng vết thương.
Có thể ngâm rễ trong dung dịch carbendazim khoảng 30 phút rồi vớt ra phơi, phơi khô mới trồng lại chậu để đảm bảo rễ được tiệt trùng.
Đối với một số loại cây, do nhiệt độ thấp vào mùa đông nên cây cảnh sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước hoặc ngủ đông nên gây ra hiện tượng héo rũ.
Lúc này bạn có thể từ từ bổ sung nước cho cây cảnh bằng cách ngâm chậu cây vào nước. Như vậy nước có thể từ từ được hút từ dưới lên trên, dễ thấm hơn so với tưới từ trên xuống dưới.
Với cách này, cây dần dần được phục hồi từ bộ rễ, cành rồi lên đến lá. Cách hấp thụ nước từ đáy chậu, có thể đảm bảo đất ẩm đều và có thể giảm sự sinh sôi của các bệnh như đốm lá. Cách ngâm chậu này hơi mất thời gian nhưng đảm bảo cây cảnh của bạn sẽ phục hồi tốt.
Nếu phát hiện lá cây cảnh bị rụng một cách khó hiểu và có dấu hiệu úa vàng liên tục thì hãy chú ý đến lượng nước tưới.
Bạn có thể kiểm tra xem đất chậu cách bề mặt 3-5cm có bị khô không, nếu khô thì cần bổ sung nước ngay.
4. Trồng lại hoặc nhân giống cây cảnh mới
Nếu phát hiện cây cảnh có thân rễ bị thối rữa thì phải kịp thời thay chậu, cắt bỏ phần rễ và thân thối rồi trồng lại để nhân giống.
Giâm cành là phương pháp nhân giống phổ biến để nhân giống cây cảnh. Bạn có thể cắt thân, lá, rễ, chồi của cây cảnh rồi cắm vào đất, cát, hoặc ngâm nước cho ra rễ mới rồi đem trồng. Như vậy, bạn sẽ có một chậu cây cảnh mới.
Đối với cây trồng lại, hãy chọn chậu có nhiều lỗ thoát nước hơn. Bạn có thể đặt một ít gạch vỡ hoặc đá cuội dưới đáy, sau đó rải một ít đất mới tơi xốp và thoát nước tốt. Chú ý không sử dụng lại đất cũ để trồng cây cảnh, vì đất trước đó sẽ mang mầm bệnh và không thích hợp để trồng lại.
Nếu phát hiện rễ và thân bị thối, hãy cắt chúng bằng kéo sắc đã khử trùng. Sau khi cắt tỉa, ngâm trong dung dịch thuốc tím khoảng hai giờ trước khi trồng lại.
Những cây cảnh được cấy ghép lại nên được duy trì ở nơi thoáng gió và có bóng râm, giữ cho ánh sáng rực rỡ và giữ cho đất ẩm nhưng không được tưới quá nhiều nước.
Một số cây cảnh sinh trưởng không tốt, không ra hoa thì có khả năng đất trong vườn hoặc môi trường địa phương không phù hợp với nó. Như vậy, bạn nên xem xét loại bỏ để thay thế bằng những cây cảnh phù hợp.
Cây cảnh sẽ nảy mầm chồi mới và đâm nhánh mới vào mùa xuân. Bón quá nhiều đạm sẽ khiến cây xanh tốt, phát triển quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa của chúng, không thân thiện với cây ra hoa.
Việc cắt tỉa chúng đúng cách không chỉ giúp chúng có hình dáng đẹp mà còn đảm bảo cây ra hoa đúng lúc.
Cây cảnh ra hoa sẽ tiêu tốn nhiều chất dinh dưỡng. Để không ảnh hưởng đến chất lượng hoa, bạn phải bón thúc kịp thời để cây phát triển tốt hơn và sân vườn thêm duyên dáng.
Thời điểm tốt nhất để bón thúc là vào đầu mùa xuân và sau khi ra hoa xong để đảm bảo cây cảnh nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
Đây là những điều bạn nên làm ngay vào mùa xuân để khu vườn của mình ngày càng xanh tốt hơn. Đừng ngại mất công sức vì bạn sẽ được hưởng thành quả là một khu vườn xinh đẹp, tràn đầy sức sống.